Thịt bò Kobe lần đầu tiên đến Mỹ

Thứ hai, 03/12/2012, 14:07
Thứ Năm tuần trước, lô thịt bò Kobe đầu tiên được xuất khẩu chính thức sang Mỹ mới lên đường từ Nhật, theo Hiệp hội Tiếp thị và phân phối thịt bò Kobe của Nhật.

>> Hành trình 'mất tích' của món ăn bạc triệu từ bò Kobe
>> Tạm ngừng kinh doanh món ăn từ thịt bò Kobe
>> Chưa rõ nguồn gốc thịt bò Kobe tại Việt Nam 
>>  Thịt bò Kobe ở VN có nguồn gốc từ đâu?

Báo Wall Street Journal cho biết, thứ gọi là “thịt bò Kobe” xuất hiện trên các thực đơn tại các nhà hàng ở Mỹ trong những năm gần đây có thể đã khiến nhiều người Mỹ tin là họ đã được ăn thịt bò Kobe thật. Tuy nhiên, niềm tin đó đơn giản chỉ là một sự lầm tưởng.

Cũng giống như việc rượu Champagne chỉ có thể đến từ vùng đất cùng tên của nước Pháp, thịt bò Kobe thực sự chỉ có thể là sản phẩm từ một giống bò duy nhất được nuôi ở Nhật theo những quy chuẩn chính xác.

Chỉ những con bò giống Tajima thuần chủng, nuôi ở vùng Hyogo mới được công nhận là bò Kobe. Thịt bò Kobe được ưa chuộng bởi chất lượng đặc biệt có được nhờ chế độ ăn và các điều kiện nhân giống được chăm sóc kỹ lưỡng của loại bò này.

Có những tuyên bố cho rằng giống bò Tajima cũng được nuôi bên ngoài Nhật Bản, nhưng Hiệp hội Tiếp thị và phân phối thịt bò Kobe khẳng định không có chuyện đó. Tổ chức này là chủ sở hữu thương hiệu thịt bò Kobe. 


Thịt bò Kobe nhập từ Nhật bán trong một siêu thị ở Hồng Kông - Ảnh: WSJ.


Tương tự, những sản phẩm thịt được dán mác “thịt bò Kobe” bán ngoài Nhật Bản đều không phải là hàng thật bởi chúng không hề vượt qua được những tiêu chuẩn chứng nhận ngặt nghèo mà Hiệp hội Tiếp thị và phân phố thịt bò Kobe đặt ra.

Theo Wall Street Journal, cho tới năm 2012 này, thịt bò Kobe chưa từng được xuất khẩu khỏi Nhật. Hồi tháng 1 năm nay, thịt bò Kobe được xuất khẩu lần đầu tiên sang Macau. Tiếp đó, đến tháng 7, sản phẩm này được xuất sang Hồng Kông. Còn lô hàng vừa được xuất sang Mỹ đánh dấu lần đầu tiên thịt bò Kobe đặt chân ra ngoài châu Á.

“Chúng tôi muốn họ hiệu rằng, thịt bò Kobe thực sự được nuôi ở Nhật Bản có hương vị như thế nào”, ông Daisuke Terao, một quan chức của Hiệp hội Tiếp thị và phân phối thịt bò Kobe, nói.

Một bước ngoặt đối với thịt bò Kobe đã diễn ra vào tháng 8 khi Bộ Nông nghiệp Mỹ cho phép nối lại nhập khẩu thịt bò không xương từ nhật. Trước đó, các nhà hàng đồ nướng ở Mỹ đã rơi vào tình trạng khan hiếm thịt bò chất lượng cao Wagyu của Nhật suốt từ tháng 4/2012 khi nhà chức trách nước này ban lệnh cấm nhập thịt bò từ Nhật do lo ngại dịch bệnh lở mồm long móng.

Trong bối cảnh nhu cầu thị trường nội địa đã chiếm gần hết nguồn cung thịt bò Kobe vốn dĩ hạn chế, và các quy định về xuất khẩu sản phẩm này rất phức tạp, Hiệp hội Tiếp thị và phân phối thịt bò Kobe đã không tính chuyện xuất khẩu thịt bò Kobe trước khi Mỹ có lệnh cấm nói trên.

Tuy nhiên, hiện nay, khi nhu cầu tiêu thụ thịt bò Kobe tại Nhật giảm do suy giảm tăng trưởng kinh tế, Hiệp hội Tiếp thị và phân phối thịt bò Kobe bắt đầu tìm cách mở rộng thị trường ra nước ngoài.

Tuy vậy, số lượng thịt bò Kobe vẫn sẽ hạn chế. Trong lần xuất khẩu đầu tiên sang Mỹ, chỉ có khoảng 170 kg thịt bò từ 5 con bò được giao hàng cho 2 nhà hàng đồ nướng ở San Francisco.

Tổng sản lượng thịt bò Kobe hạn chế do không có nhiều nhà chăn nuôi và cơ sở giết mổ đạt tiêu chuẩn để nuôi và thịt loại bò này. Chỉ có khoảng 3.000 con bò Kobe được đưa ra thị trường mỗi năm, cho sản lượng thịt từ 700-800 tấn.

Hiệp hội Tiếp thị và phân phối thịt bò Kobe cho biết, các quy định ngặt nghèo về vận chuyển và xuất khẩu thịt bò Kobe có thể sẽ khiến khối lượng sản phẩm này sang Mỹ ở mức thấp trong thời gian trước mắt. Từ tháng 7 tới nay, mới có khoảng 6.100 kg thịt bò Kobe được xuất khẩu sang Hồng Kông.


Theo VnEconomy

Các tin cũ hơn