1. Kho hàng Trung Quốc đội lốt hàng Việt Nam: Kho hàng của bà Mai nằm trên đường Nguyễn Xí (Q.Bình Thạnh), với diện tích khoảng 300m2, hàng hóa được đóng gọn ghẽ thành những thùng lớn chất cao vút. Có khoảng 20 chủng loại sản phẩm được tập kết tại đây với nguyên đai nguyên kiện từ Trung Quốc chuyển về. Chủ yếu là các sản phẩm gia dụng như: chổi lau nhà, đèn sạc, dụng cụ nhà bếp (dao, đá mài, máy xay...). (Nguồn Tuổi trẻ) |
Tại kho hàng, người mua sau khi xem hàng mẫu nếu đồng ý sẽ phải mua nguyên thùng với số lượng lớn vì hàng này chỉ bán sỉ. Để chuyển đổi sang hàng Việt, cách thông thường khi khách mua bao nhiêu, bà Mai sẽ cung ứng lượng tem nhãn tương ứng để khách chủ động dán vào. Đặc biệt, có những sản phẩm như kiềng tiết kiệm gas Đại Bảo, dao thép Thái Nguyên được in sẵn thông tin bằng tiếng Việt trên sản phẩm hoặc bao bì đựng sản phẩm tại Trung Quốc. Những sản phẩm khác như chổi lau nhà, đèn sạc được nhập về theo dạng “không tên tuổi” để khi chuyển đổi sang hàng Việt chỉ cần dán nhãn được bà Mai in sẵn tại VN. |
2. Quần áo Trung Quốc trong cửa hàng "Made in Việt Nam": Dọc các con phố Hàng Đậu, Chùa Bộc, Tôn Đức Thắng, Bạch Mai, Ngọc Lâm, Hai Bà Trưng… đều xuất hiện hàng loạt các cửa hàng treo biển “Made in Vietnam”, bày bán hàng quần áo Việt Nam xuất khẩu. Không ít loại áo gia công chất lượng kém, áo Trung Quốc được “phù phép” thành hàng “made in Vietnam” thông qua việc gắn những chiếc “mác”. (Nguồn VietQ) |
Nhiều chiếc váy len công sở kiểu dáng lịch sự được gắn mác Zara, Mango, H&M, F21 nhưng lại chỉ có giá khoảng 300.000 – 400.000 đồng/chiếc, rẻ hơn hẳn hàng hiệu “xịn” bày bán trong các trung tâm thương mại như Parkson, Vincom. (Nguồn VietQ) |
3. Bột ngọt Trung Quốc 'đội lốt' Miwon, Ajinomoto. Sáng 26/11, lực lượng chức năng đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với ông Phan Tấn Anh Việt và bà Trịnh Thị Thùy Trang (P.8, TP.Tuy Hòa, Phú Yên) do sang chiết bột ngọt Trung Quốc qua bao bì mang nhãn hiệu Miwon, Ajinomoto. (Nguồn Tuổi trẻ) |
Kiểm tra địa điểm trên, lực lượng quản lý thị trường và công an kinh tế đã phát hiện 60kg bột ngọt có xuất xứ từ Trung Quốc cùng 10 vỏ bao bột ngọt loại này đã sử dụng, 300 gói bột ngọt loại 100 gam mang nhãn hiệu Miwon, 114 bao bì rỗng mang nhãn hiệu Miwon, 36 bao bì rỗng mang nhãn hiệu Ajinomoto, 9kg bao bóng (để đóng gói bột ngọt giả nhãn hiệu sau khi sang chiết) và 2 máy dập bao bì. |
4. Sữa chua Petit chứa "sinh vật lạ": Ngày 23/11, chị L.T.B (phố Lý Nam Đế, Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết: có mua 2 vỉ sữa chua nhãn hiệu Petit của hãng Bauer, xuất xứ Cộng hòa Liên bang Đức tại cửa hàng tạp hóa trên phố Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) với giá 110.00 đồng và được tặng thêm 1 vỉ sữa chua cùng loại. Đến tối cùng ngày, chị B. mở 1 hộp sữa và cho con ăn. Thay vì vui mừng rỡ vì mua 2 được tặng 1, cả gia đình chị B. bị một phen tá hỏa vì phát hiện hộp sữa có “vật thể lạ”. |
Sự việc đã được chị B. phản ánh tới nhà phân phối là Công ty TNHHTM Lê Minh. Ông Lê Đức Tiệp - Phó giám đốc đã tới gặp gia đình chị B. Đồng thời cam kết sẽ giải quyết sự cố trong thời gian một tuần. |
5. Co.opmart gặp sự cố hy hữu với "cuộc chiến áo thun": Bà Ngô Thị Báu - Tổng giám đốc Công ty thời trang Nguyên Tâm, nhãn hiệu Foci, nói: “Công ty chúng tôi có gửi chào hàng một số mẫu áo thun đến Sài Gòn Co.op vào ngày 30/10/2012. Đến ngày 10/11, trên những tờ rơi, quảng cáo của Co.opmart có mẫu sản phẩm giống y hệt như Foci do công ty Nguyên Tâm chào hàng cho Co.opmart, nhưng mang thương hiệu khác, được bán với giá rẻ hơn”. Theo bà, những ý tưởng sáng tạo mà Foci tổn hao công sức để đầu tư đã bị sao chép, làm ảnh hưởng đến giá trị thương hiệu. (Nguồn Sài Gòn Tiếp Thị) |
6. Hà Nội phát hiện hơn 30 cây xăng sai phạm: Từ 20/9 – 2/11, đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra 60 điểm kinh doanh xăng dầu, phát hiện xử lý vi phạm 30 cây xăng chiếm 50% tổng số đơn vị được kiểm tra. Trong đó, tỷ lệ vi phạm nhiều nhất là vi phạm về hệ thống kinh doanh xăng dầu chưa đảm bảo theo đúng các quy định với (16/30) chiếm 53,3%, vi phạm về địa điểm đăng ký kinh doanh (7/30) chiếm 23%, vi phạm khác (5/30) chiếm 16,6%. (Nguồn VietQ) |
7. Phát hiện hàng ngàn chai bia Heineken lậu: Ngày 30/11, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM cho biết phát hiện hơn 4.800 chai bia Heineken không chứng từ, hóa đơn. (Nguồn Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh) |
Theo Giáo Dục