Tháng 8 âm lịch chính là mùa chín rộ của trái hồng. Với người Việt, loại quả này không những là món ngon vào thu, mà còn trở thành một phần không thể thiếu trên mâm ngũ quả đêm Rằm. |
|
Hồng được chia thành hồng ngọt và hồng chát hay còn gọi là hồng ngâm. Trái hồng đỏ thường có vị ngọt mát, dễ ăn, trái hồng vàng thường có vị giòn tan, ngon miệng. |
|
Loại quả này ngoài vị ngọt ngon hấp dẫn, còn được đánh giá là vị thuốc quý trong dân gian. Trái hồng có tác dụng bổ sung vitamin, beta-carotene cho cơ thể, phòng "trúng phong" do tăng huyết áp, giảm chướng bụng, đầy hơi và ngăn ngừa ung thư... |
|
Khắp các sạp hàng trong chợ, hay trên vỉa hè, đâu đâu cũng bày bán loại quả này. Tuy nhiên, thời gian gần đây, người tiêu dùng Việt Nam khá hoang mang trước thông tin hồng được nhập ồ ạt từ Trung Quốc, thậm chí được ngâm ủ hóa chất, phun thuốc bảo quản thực vật để có "mã ngoài" bóng đẹp, chín đều và đảm bảo tươi ngon trong quá trình vận chuyển, tiêu thụ. |
|
Được biết, thuốc bảo quản thực vật dễ gây ức chế hô hấp, có tác dụng kìm hãm quá trình chín của hoa quả, giúp hoa quả tươi ngon lâu ngày, chậm thối rữa. |
|
Ngoài mánh ngâm ủ hóa chất, người bán còn dụng đủ chiêu để "hô biến" hồng Trung Quốc thành hồng Việt Nam. Theo Lao Động, các tiểu thương tại chợ đầu mối Long Biên đã bóc hết nhãn mác Trung Quốc ghi trên các thùng để chuyển sang thùng mới. |
|
Báo chí từng đưa tin về chất chống thối là hỗn hợp của acid benzoic, acid propenoic và pregn-5-en-2O-ol được tiểu thương dùng để ngâm hoa quả. Trong hỗn hợp này, chỉ có acid benzoic (hoá chất bảo quản) là có trong danh mục được phép sử dụng, còn acid propenoic và pregn-5-en-2O-ol không có trong danh mục được phép sử dụng. Loại quả bị ngâm nhiều nhất chính là hồng đỏ, hay còn gọi là hồng bầu. |
|
Chủ sạp lại "gắn mác" cho những loại hồng nhập về từ Trung Quốc thành hồng Bảo Lâm (Bắc Giang), hồng Đông Bành (Lạng Sơn)... Một trong những loại hồng có nguồn gốc Trung Quốc đang xuất hiện trên thị trường Việt Nam năm nay là loại hồng vàng đậm, trông rất đẹp mã. Giá của loại hồng này tương tự như giá của hồng đỏ loại 1. Thậm chí, người tiêu dùng còn lầm tưởng loại hồng vuông có giá 150.000 đồng/thùng là hàng Việt. |
Theo Kienthuc