Vài ngày gần đây, nhiều thương lái Trung Quốc đã về nước và giảm hẳn số lượng thu mua vải tại Lục Ngạn (Bắc Giang), khiến cho giá vải loại 1 tại đây mất gần nửa giá.
Thời gian gần đây, có thông tin một số cá nhân về Nghệ An thu mua đỉa. Cơ quan chức năng cho biết, không thể cấm việc thu mua đỉa. Tuy nhiên không ai hiểu mục đích của việc thu mua đỉa, người dân hoang mang cho rằng, đỉa được thu gom bán sang Trung Quốc…
Người mua vẫn nghĩ mận bán trên thị trường là mận đặc sản Việt Nam do đang chính vụ mà không hay biết, mận Trung Quốc đã âm thầm đổ bộ đột lốt mận Việt.
Giá heo duy trì ở mức thấp khiến nhiều hộ chăn nuôi ở Đồng Nai phải bán tống bán tháo đàn heo nái. Thậm chí có chủ trại còn bán cả heo sơ sinh, ngừng phối giống không cho heo đẻ nhằm giảm lỗ.
Nội dung này vừa được UBND TP.HCM ban hành, yêu cầu các sở, ngành và UBND các quận, huyện liên quan thực hiện kế hoạch phối hợp kiểm tra chất lượng cát xây dựng trên địa bàn TP năm 2017.
Trong xu thế, trái cây Thái Lan đang tràn ngập thị trường Việt Nam. Ngày 3.7, vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đã "lội ngược dòng" chính thức được lên quầy kệ của hệ thống đại siêu thị, giới thiệu đến người dân thủ đô Bangkok (Thái Lan).
Theo thống kê sơ bộ của Bộ NNPTNT, 6 tháng qua Việt Nam đã nhập 507 triệu USD (tương đương 11.500 tỷ đồng) mặt hàng trái cây. Trong đó, giá trị trái cây nhập khẩu từ Thái Lan lên tới hơn 8.500 tỷ đồng. Vì sao nước ta - một nước sản xuất trái cây nhiều, có nhiều loại ngon và giá trị cao, lại phải nhập lượng trái cây lớn như vậy, nhất là từ Thái Lan?
Loại nho chùm to nặng cả cân, quả dày khít, ăn ngọt sắc lại không hạt được bán la liệt. Các bà nội trợ mua về ăn, cứ ngỡ là nho Ninh Thuận mà không hề biết đó là nho Trung Quốc.
Cuối tháng 6, lô hàng lá tía tô đầu tiên của Việt Nam được xuất khẩu sang Nhật Bản. Theo đơn vị trồng và xuất khẩu, giá bán mỗi chiếc lá tía tô vào nhà hàng là 500-700 đồng/lá.
Nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cá tra đề nghị tăng kiểm soát chất lượng cá tra sang Trung Quốc, tránh ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu cá tra của Việt Nam, dù đây là thị trường rất lớn. Trong khi đó, Việt Nam đã chuẩn bị các điều kiện để kiện Mỹ ra Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), nếu việc áp dụng Đạo luật Nông trại của nước này ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam.
Hai tháng sau các nỗ lực hỗ trợ, giá bán heo hơi ở Đồng Nai vẫn dẫm chân tại chỗ. Nhiều hộ chăn nuôi thừa nhận chương trình giải cứu không giúp được nhiều cho họ.
Theo khảo sát của PV, tại các vùng nuôi lợn quy mô lớn ở miền Bắc như Hà Nội, Hưng Yên, Ninh Bình, giá lợn hơi vẫn đang tiếp tục giảm sâu, có nơi chỉ còn trên dưới 15.000 đồng/kg lợn hơi. Nhiều hộ nuôi lợn đã phải bán tống, bán tháo đàn nái, có hộ phải bán cả đồ đạc trong nhà để lấy tiền mua cám cho lợn ăn cầm cự chờ giá lên.
Ông Hoàng Thanh Vân- Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ trưởng Bộ NNPTNT) đã cho biết như trên tại Hội nghị sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2017 của Bộ NNPTNT tổ chức sáng nay (30.6).
Gần 2 tháng triển khai mua lợn hơi đắt hơn giá thị trường 15% và bán thịt rẻ hơn giá thị trường 20%, Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Phúc đã bán giúp nông dân trên địa bàn gần 40 tấn thịt lợn. Đáng nói, nhờ mua lợn đắt, bán thịt rẻ ngành nông nghiệp Vĩnh Phúc đã khiến giá thịt lợn ở các chợ phải giảm theo…
Gà ri thả vườn được mổ sẵn, nặng 7-9 lạng/con, đang được bán tràn lan trên “chợ mạng”. Giá gà rất rẻ, chỉ 60.000-70.000 đồng/con, khách lấy số lượng lớn sẽ giảm còn 50.000 đồng.
Mùa mận tại Việt Nam đã về cuối vụ, giá mận cũng theo đó mà tăng lên. Tuy nhiên, thời điểm này là lúc mận Trung Quốc ồ ạt tràn vào, gắn mác "mận Việt Nam" bán khắp các tuyến đường.
Cuộc "giải cứu" chuối Đồng Nai hồi tháng 3 đã giúp nông dân thoát thua lỗ khi giá nông sản tăng. Thế nhưng, 3 tháng sau, giá chuối lại tụt về mốc 1.000 đồng/kg.
Cơn khủng hoảng thịt heo đang đi vào giai đoạn khốc liệt nhất, các mắt xích bắt đầu rệu rã, mất kiểm soát. Lúc này, cả ngành chăn nuôi heo có doanh số hơn 10 tỉ đôla giống như một chiếc máy bay đang đáp… và mất kiểm soát!
Cả nước đang tập trung giải cứu heo tồn đọng, rớt giá thì những chủ trang trại cá sấu cũng đang đứng ngồi không yên khi đầu ra sản phẩm này rất bấp bênh.
Sau thời gian un ứ và khủng hoảng giá trong nước, một số công ty Việt Nam bắt đầu xuất heo sang Campuchia – một lối thoát khả dĩ sau khi thị trường Trung Quốc đóng cửa.