Những tiêu chí để chọn điện thoại Việt

Chủ nhật, 23/08/2015, 09:10
Là một người dùng, tôi sẽ nói về những tiêu chí để chọn một chiếc điện thoại, gồm cả việc điện thoại Việt phải đạt được điều gì thì tôi mới chọn.

Đầu tiên là cái tên. Tôi phải biết nhà sản xuất này đã làm được gì, các sản phẩm được người dùng đánh giá có tốt không?

Thứ hai là tôi có dùng được không? Nokia N1 là tablet rất tốt, tuy nhiên không phân phối chính hãng tại Việt Nam. Máy được cài ứng dụng thuần Trung Quốc, ngay cả CH Play cũng không có. Tuy nhiên theo đường xách tay, về Việt Nam, các cửa hàng sẽ cài bản ROM mới để có thể sử dụng như máy quốc tế, nhưng tôi vẫn không thích thể loại này. Tôi muốn máy đó tạo ra là để cho tôi dùng.

Thứ ba là ưu tiên hàng Việt Nam. Tôi từng sử dụng Mobiistar S01 và Q Smart S1. Nhận định là chất lượng cũng bình thường, không hơn nước ngoài trong cùng tầm giá. Mỗi lần lôi máy ra mọi người lại hỏi máy hãng gì vậy? Nhìn ánh mắt của họ, tôi thấy họ nghĩ đây là một sản phẩm chả ra gì. Tôi cũng không thèm thanh minh. Nói chung tiêu chí này phải dựa trên hai tiêu chí trên nữa. Ví dụ, nếu cầm Bphone thì thực sự khác rất nhiều là cầm một máy của Mobiistar.

Q-Smart-7948-1440289480.jpg

Q Smart S1.

Thứ tư là so sánh về giá. Sky Vega Iron 2 có cấu hình tương tự Bphone nhưng giá chỉ 6 triệu đồng. Còn về thương hiệu thì Bkav không thể bì với Sky. Về chất lượng cũng thế, những lỗi mà Bphone mắc phải thực sự khó có thể chấp nhận như camera mở lên lúc được lúc lỗi thì quá kém. Sky là lựa chọn tốt và an toàn hơn nhiều so với Bphone, chưa kể một loạt máy khác giá thấp hơn Bphone nhưng chất lượng thì vượt trội.

Như vậy các nhà sản xuất Việt Nam nên nhìn vào người tiêu dùng cần gì và đáp ứng là được. Nhưng tôi nghĩ thế này, nên sản xuất ít model thôi, và một khi đã xuất xưởng thì phải thực sự tốt vì đôi khi người dùng lần đầu tiếp xúc với hãng mà gặp những lỗi ngớ ngẩn hay chất lượng kém hơn quảng bá thì chắc chắn không bao giờ quay lại và còn lan ra bạn bè xung quanh.

Về kiểu dáng thì rất khó để đổi mới, chất lượng cũng rất khó vượt qua các nhà sản xuất khác, vấn đề là tận dụng được lợi thế mình là người Việt, hiểu người Việt. Cần chăm sóc thật tốt những khách hàng của mình, phải nâng cấp OS cho điện thoại của mình. Quan trọng hơn là phải làm những ứng dụng mà người Việt có thể dùng được, như Apple làm Apple Pay trước tiên chỉ hỗ trợ ở Mỹ. Đây sẽlà một điểm cộng rất rất lớn khi mua smartphone Việt. Đa số người Việt dùng hàng ngoại, mà những dịch vụ đúng chất smartphone thì toàn chỉ áp dụng ở đâu đâu và thường là người Việt xác định là chẳng quan tâm đến nó làm gì.

Nguyễn Đình Quốc

Theo VnExpress

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích