Theo Quartz, các nhà phát triển mô tả đây là công nghệ ít tốn kém, siêu mỏng, không sử dụng pin khi ghép thẻ RFID với một tờ giấy để trở thành thiết bị nhận thông tin.
Họ sử dụng kỹ thuật xử lý cảm biến và tín hiệu để xác định cách mà một thẻ đang được thao tác bởi người dùng thông qua đầu đọc RFID. Qua đó, thu nhận được dấu vết dẫn điện trên giấy dễ dàng.
"Giấy thông minh" có gắn chip hỗ trợ sinh viên làm bài thi trắc nghiệm và gửi đáp án nhanh chóng đến giáo viên. Ảnh: Quartz. |
Nhờ đó, các thông tin được xử lý, phân loại như: chạm, che, chồng chéo các vật liệu và nó sẽ thực hiện các chức năng định sẵn trong vòng vài giây. Vì độ phổ biến cũng như chi phí thấp, các thẻ được sử dụng có thể tạo ra những lớp mới và tương tác theo các nhiệm vụ dễ dàng khi được yêu cầu trước.
Với thiết kế đơn giản là một anten, người dùng có thể vẽ chúng bằng tay hay in bằng máy. Sau đó, gắn RFID lên anten vừa vẽ (in). Thiết bị sẽ kết nối với máy tính và xuất ra màn hình sự thay đổi của tín hiệu. Máy tính tiếp nhận thông tin, phân biệt khi người dùng thực hiện các tương tác như che, chạm, trượt, xoay, kéo hay di chuyển các thẻ này.
Trong cuộc sống, công nghệ này có nhiều ứng dụng thú vị. Ví dụ như công tắc bật nhạc tự động trên tấm thiệp, chiếc đũa điều khiển bản nhạc (baton) của nhạc trưởng hay sử dụng chong chóng gió như một công tắc điều khiển hình ảnh động. Ngoài ra, sản phẩm này có thể sử dụng trong trường học, nó gởi câu trả lời các câu trắc nghiệm của học sinh trên giấy đến máy tính của giáo viên một cách nhanh chóng.
Theo Quartz, công nghệ này được công bố vào ngày 25/10/2002 tại Thụy Điển bởi các nhà khoa học tại Đại học Acreo AB và Linköping với tên gọi “Electronic paper and Paper electronics”. Đến nay, nó mới được ứng dụng vào thực tế.
Theo Zing