Nhưng thực tế thì không. Tim Cook đã không có chút ưu ái nào cho người dùng cả. iPhone XS, bản kế thừa của iPhone X, vẫn khởi điểm ở mức giá nghìn đô. iPhone XS Max (bản cỡ lớn) có giá khởi điểm cao hơn 100 USD, trở thành chiếc iPhone đắt nhất từ trước tới nay.
Thậm chí, bản XS Max 512GB còn khởi điểm ở mốc 1350 USD, tức là khoảng 34 triệu đồng.
Mức giá "trên trời' cho bản 512GB. |
Không có bất ngờ nào xảy ra cả, nhưng mới vài ngày trước thôi, chúng ta còn hy vọng iPhone XS Max sẽ chỉ khởi điểm ở 1000 USD – tức là không đắt hơn iPhone X năm ngoái. Đau đớn nhất, chúng ta đã từng nghĩ phiên bản "giá rẻ" sử dụng màn hình LCD và cam đơn sẽ chỉ khởi điểm từ 700 USD, rẻ ngang với iPhone 8 năm ngoái.
Cuối cùng, chiếc iPhone "giá rẻ" này lên tới 750 USD. Năm 2016, vẫn với 750 USD, bạn có thể mua được iPhone 7 Plus. Chiếc iPhone này có cam kép.
Cứ tưởng sặc sỡ là rẻ... |
Giấc mơ về một danh mục iPhone giá "mềm" hơn như vậy đã bị dập tắt. Thực tế, nhìn chung iPhone năm nay vẫn đắt đỏ không kém gì mọi năm, thậm chí còn hơn. 2 chiếc XS mới đã chính thức "đổ bê tông" vào phân khúc siêu cấp, còn với XR, Apple gửi đi một thông điệp nho nhỏ: ngay cả các sản phẩm "thỏa hiệp" của Táo cũng không thể có giá mềm được.
Cùng lúc, iPhone X cũng bị khai tử. Apple có vẻ không muốn bất cứ thứ gì ảnh hưởng đến 3 sản phẩm mới đắt đỏ của mình.
"Thấp" nhất: iPhone 7. |
Mà Apple cũng đâu có dừng ở đó. Chính thức từ hôm nay, iPhone 6s và iPhone SE sẽ chỉ còn được phân phối qua các đối tác bán lẻ nhất định, có lẽ là tại các thị trường "cấp thấp" trọng yếu như Ấn Độ hoặc Indonesia. Mẫu iPhone thấp nhất được bán trên cửa hàng online của Táo là iPhone 7 – khởi điểm ở mức 450 USD. iPhone 7 Plus thậm chí còn có giá 570 USD (đắt hơn 20 USD so với thông lệ), còn vị trí 350 USD nay đã bị bỏ trống.
Nếu bạn là Tim Cook, bạn có bán iPhone giá rẻ hay không?
Theo GenK