WSJ: Google kiểm soát cách cả thế giới tiếp cận thông tin để trục lợi như thế nào?

Thứ bảy, 16/11/2019, 09:41
Google kiểm soát cách mà phần lớn thế giới tiếp cận với thông tin trên mạng Internet và từ đó, hàng tỷ USD tiền thương mại đã được thu về cho Google.

Ước tính mỗi phút có khoảng 3,8 triệu yêu cầu tìm kiếm được gõ vào Google, từ đó thuật toán của Google phân chia ra các kết quả, ví như tìm kiếm phòng khách sạn, hay chữa trị ung thư vú hoặc những thông tin cập nhật nhất về Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Theo Wall Street Journal, rõ ràng các thuật toán đã tạo nên những hệ thống mã máy tính mạnh nhất trong kinh tế toàn cầu, kiểm soát cách mà phần lớn thế giới tiếp cận với thông tin trên mạng Internet và từ đó, hàng tỷ USD tiền thương mại đã được thu về cho Google.

20 năm trước đây, các nhà sáng lập của Google đã xây dựng nên đế chế Google ngày nay với quan điểm rằng thuật toán sẽ có thể làm tốt hơn con người việc kết hợp các trang web để tìm ra nguồn thông tin tốt hơn.

Các nhà điều hành của Google đã không ngừng khẳng định, trong các cuộc gặp gỡ riêng cũng như tại phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ, rằng các thuật toán hoàn toàn khách quan và tự động, không chịu ảnh hưởng bởi định kiến hay các quyết định kinh doanh.

Trong một tuyên bố trên blog riêng của hãng, Google tuyên bố: “Chúng tôi không sử dụng con người để thu thập hoặc sắp xếp kết quả trên trang”. Google khẳng định không thể bóp méo thông tin mà thuật toán đưa ra bởi công ty này đang trong một cuộc chiến dài hơi với những bên nào muốn trục lợi bằng cách thao túng hệ thống.

Tuy nhiên thông tin đó lại trái ngược hoàn toàn với những gì xảy ra phía sau hậu trường. Qua thời gian, Google đã điều chỉnh lại kỹ thuật và can thiệp nhiều hơn vào kết quả tìm kiếm ở mức độ lớn hơn rất nhiều so với cái mà lãnh đạo công ty thừa nhận, theo kết quả điều tra của Wall Street Journal.

Việc điều tra có nguyên nhân từ áp lực của nhiều doanh nghiệp, một số nhóm lợi ích cũng như chính phủ trên khắp thế giới. Hoạt động điều tra đã ngày một căng thẳng hơn từ cuộc bầu cử năm 2016 và việc thông tin sai lệch ngày một nhiều.

Như vậy cách tiếp cận của Google đã khác hơn nhiều so với triết lý khởi đầu của Google là “tổ chức thông tin của thế giới” mà thay vào đó là tích cực hơn trong việc trở thành bên quyết định cuối cùng thông tin sẽ xuất hiện như thế nào, theo WSJ.

Dưới đây là kết quả từ nghiên cứu và điều tra của chính Wall Street Journal về Google:

Google đưa ra những thay đổi thuật toán nhằm ưu tiên cho doanh nghiệp lớn nhiều hơn doanh nghiệp nhỏ, và trong ít nhất một trường hợp đã đưa ra nhiều thay đổi thay mặt cho một công ty quảng cáo lớn, điều này trái ngược hoàn toàn với quan điểm trước công chúng rằng Google không can thiệp kết quả tìm kiếm. Google cũng ưu tiên cho một số trang web lớn như Amazon.com hay Facebook.

Các kỹ sư Google thường có nhiều điều chỉnh thuật toán trong hậu trường. Google đưa ra cơ chế tự hoàn chỉnh, điều này cũng trái với chính sách của công ty về việc hạn chế kỹ sư gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin.

Dù rằng phủ nhận trước công chúng rằng họ không làm vậy, Google vẫn giữ một danh sách đen nhằm loại bỏ một số trang web hoặc ngăn chúng xuất hiện trong một số loại kết quả tìm kiếm. Các động thái này hoàn toàn khác với động thái chặn một số trang web theo luật Mỹ hay loại bỏ các trang có nội dung lạm dụng trẻ em hoặc xâm phạm bản quyền.
Chính bản thân nhân viên và các nhà điều hành Google, trong đó có nhà đồng sáng lập Larry Page và Sergey Brin đã bất đồng về việc nên can thiệp ở mức độ nào vào kết quả tìm kiếm và trên phạm vi ra sao. Nhân viên có thể đề nghị chỉnh sửa với một số kết quả tìm kiếm đặc thù, trong đó có nhiều đề tài như tiêm vắc xin hay bệnh tự kỷ.
Để đánh giá kết quả tìm kiếm, Google tuyển dụng hàng nghìn người lao động trình độ thấp với mục đích đánh giá xếp hạng của các thuật toán. Ngay cả như vậy, Google yêu cầu những người này báo cáo rồi sau đó lại điều chỉnh báo cáo đó. Kết quả làm việc của nhóm lao động trên được đùng để điều chỉnh thuật toán.
Theo BizLive

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích