>>Cảnh báo mã độc từ các website tôn giáo
>>Thẻ SIM giúp bố mẹ kiểm soát điện thoại của con cái
Khi đó, các thuê bao điện thoại di động có thể được đổi mạng, sử dụng các dịch vụ của mạng khác nhưng vẫn được giữ số cũ.
Hiện đề án “Chuyển mạng di động giữ nguyên số thuê bao tại Việt Nam” vẫn đang được Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai xây dựng, lấy ý kiến, chỉnh sửa và hoàn thiện.
Theo đề án triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số, sẽ có hai mô hình quản lý dữ liệu là phân tán và tập trung.
Cụ thể, với mô hình phân tán, mỗi nhà mạng sẽ xây dựng cổng chuyển mạng riêng, còn mô hình tập trung thì các nhà mạng sẽ kết nối tới trung tâm chuyển mạng quốc gia.
Theo thông tin từ Cục Viễn thông, hiện Việt Nam đã có đủ một số điều kiện để thực hiện dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số như, có 6 doanh nghiệp kinh doanh viễn thông di động, thị trường tương đối lớn với 1,5 thuê bao/người dân; cước dịch vụ điện thoại tương đối thấp; số lượng sim rác lớn cần phải kiềm chế phát triển…
Hơn nữa, việc chuyển mạng giữ nguyên số sẽ đem lại nhiều lợi ích như khách hàng có quyền lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ; tạo môi trường cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ; cơ quan quản lý nhà nước có thêm công cụ để theo dõi và phát triển thương mại điện tử.
Trên thế giới hiện có 70 quốc gia đã triển khai dịch vụ chuyển mạng giữ số và phần lớn các quốc gia đang sử dụng theo mô hình quản lý dữ liệu tập trung.
Theo Cục Viễn thông, Việt Nam cũng cần thiết sử dụng mô hình quản lý dữ liệu tập trung cho dịch vụ này. Theo đó, các nhà mạng lớn như Viettel, Vinaphone, MobiFone sẽ là đơn vị thực hiện trước, sau đó sẽ đến các nhà mạng nhỏ.
Theo VnEconomy