10 cách giúp PC tránh "thảm họa" bụi bẩn

Thứ năm, 31/05/2012, 13:09
Hãy thực hiện các mẹo phía bên dưới để tránh “thảm họa” máy tính đầy bụi bẩn nhất thế giới như anh chàng trong hình.


>>Chân dung của PC thời tương lai 
>>7 tiết lộ thú vị về Tim Cook 

Nếu bạn nghĩ trên đời này không còn bộ máy tính nào khác bẩn như bộ máy tính trên đây, có lẽ bạn đã nhầm. Các thành viên của trang Reddit từng chứng kiến nhiều bộ máy tính còn bẩn hơn trong các gara xe hơi hay trong nhà của người hút thuốc lá. Trường hợp cuối cùng là tệ nhất vì khói thuốc dính vào bụi bẩn và kết lại như bùn nhưng lại nhớp nháp.
 


Để tránh gặp phải thảm họa máy tính bẩn và giữ máy tính được an toàn, độc giả của Huffington Post đã hiến rất nhiều kế sách mà bạn có thể dễ dàng làm theo.

1. Cập nhật Windows Updates thường xuyên

Microsoft phát hành cập nhật cho hệ điều hành tuần một lần và các bản vá lỗi này vô cùng quan trọng cho bảo mật. Trong Windows 7, chỉ cần chọn “Start”, gõ “Windows Update” và nhấp chọn kết quả đầu tiên hiện ra trên Windows Updater. Người dùng Mac cũng nên cập nhật thường xuyên.

2. Dùng phần mềm diệt virus

Có hàng triệu virus, mã độc, phần mềm gián điệp và các loại sâu khó chịu khác được thiết kế để bí mật làm tổn hại hệ thống của bạn. Rất may là vẫn còn nhiều chương trình diệt virus được các cửa hàng sửa chữa máy tính khuyến nghị: Microsoft Essentials (nhẹ, miễn phí, cập nhật thường xuyên và hoạt động hiệu quả), Malwarebytes (chương trình diệt mọi mã độc lởn vởn xung quanh), Spybot (ngăn chặn phần mềm gián điệp), Avast, AVG Free. Ngay cả khi dùng laptop Mac, bạn cũng nên tải một trong những chương trình diệt virus này.

3. Quản lí tuổi thọ pin

Gần như mọi nhà sản xuất đều khuyến nghị dùng máy tính tới khi cạn kiệt pin ít nhất mỗi tháng một lần. Đừng sạc pin mọi lúc vì sẽ làm giảm tuổi thọ pin trong dài hạn.

4. Lau màn hình đúng quy cách

Khi bụi làm bẩn màn hình, đừng dùng các chất hóa học mạnh vì sẽ phá hủy lớp bảo vệ mỏng và làm hại màn hình theo thời gian. Thay vào đó, hãy dùng hai tấm giấy lụa, một thấm nước và một để khô. Lau màn hình bằng tờ giấy ướt trước rồi tới tờ giấy khô để hoàn toàn loại bỏ bụi và làm khô mọi giọt nước còn bám lại. Tốt hơn nữa, chỉ nên dùng dụng cụ lau chùi màn hình LCD chuyên dụng để giữ màn hình sáng bóng, sạch bụi.

5. Đừng đặt nước uống, thức ăn gần máy

Không chất lỏng nào nên đặt cạnh laptop. Nguyên tắc đơn giản là: không uống, không ăn, không để bể cá cảnh gần máy tính. Ngay cả khi bạn chưa bao giờ đánh đổ thứ gì đó trong đời, đó chỉ là vấn đề thời gian và nước tràn sẽ làm hư hỏng đồ điện tử.

6. Dùng CCleaner

Mọi giây bạn làm những thứ đơn giản, máy tính đều phải hoạt động nặng nhọc, và bị quá tải bởi các file tạm thời, lịch sử, cookies… Bạn có thể dọn sạch máy tính với công cụ hữu hiệu này. CCleaner miễn phí và đặc biệt dễ sử dụng. Tốt nhất nên dùng hàng ngày, hoặc mỗi một hoặc hai tuần. Tải về CCleaner cho hệ điều hành Windows.

7. Đừng dùng laptop trên giường

 

 
Khi đặt laptop trên vật liệu mềm, bạn đã bít mọi lỗ thông hơi dưới đáy máy tính và nó không thể tìm được không khí để làm mát. Hãy đảm bảo laptop được đặt trên bề mặt cứng như bàn và giá đỡ và có khoảng cách giữa đáy laptop với bề mặt để không khí lưu thông. Nếu buộc phải dùng trên giường, hãy nhờ cậy tới quyển sách bìa cứng hay bàn gấp.

8. Đế tản nhiệt

Nhiệt độ máy tính càng thấp, thiết bị càng sống dai, các cửa hàng sửa chữa đều đồng ý rằng nhiệt độ quá cao là nguyên nhân chính khiến máy tính nhanh hỏng. Ngay cả một đế tản nhiệt giá chưa tới 20 USD cũng có thể kéo dài tuổi thọ laptop của bạn.

9. Làm sạch hệ thống làm mát

Mua một hộp không khí nén và thổi bay lớp bụi bám trên quạt và tản nhiệt máy tính mỗi tháng một lần. Bộ tản nhiệt rất dễ bị bụi bao phủ. Hãy mở lớp vỏ máy và loại bỏ bụi hay bất thứ gì khác bám vào. Nếu không biết thao tác, đừng ngần ngại gọi cho hãng sản xuất hay nhà bảo hành. Cũng đảm bảo sử dụng loại khí nén trung tính.  

10. Cẩn thận khi cắm dắc sạc pin

Nếu dùng lực quá mức lên jack cắm, các mối hàn kết nối jack tới bo mạch chủ có thể bị phá vỡ. Những điểm tiếp xúc sẽ nhanh chóng nóng lên, gây tổn hại tới bo mạch chủ và jack. Trong vài trường hợp, bo mạch chủ thậm chí còn bắt lửa. Vì thế đừng mạnh tay và đừng dùng sạc “chợ đen”. Nếu cảm thấy jack cắm bị lỏng, hãy tới cửa hàng sửa chữa để thay. Nếu tiếp tục dùng, nguy cơ bạn làm hỏng cả sạc và bo mạch chủ càng lớn.
 

Theo ictnews

Các tin cũ hơn