>>Thiếu nữ nóng bỏng bên đồ công nghệ
>>Giao tiếp ảo khiến con người trở nên vụng về
Theo đó, nếu sử dụng các dịch vụ này, người dùng có thể sẽ phải chịu mức phạt lên tới 15 năm tù giam. Thực ra, quy định này đã được chính quyền Ethiopia thông qua tháng trước; nhưng chỉ cho tới bây giờ, điều luật mới gây ra sự quan tâm, chú ý với người dùng trong và ngoài quốc gia vì sự... quá vô lí của nó.
Chính quyền quốc gia châu Phi này cho biết, họ áp đặt lệnh cấm này vì “quan ngại về vấn đề an ninh quốc gia” đồng thời cho rằng đây cũng là một hình thức bảo vệ quyền lợi cho ngành dịch vụ viễn thông nước nhà. Quốc gia này chỉ có duy nhất một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được sở hữu bởi nhà nước là Ethio Telecom.
Đối với Skype, Google Talk và các dịch vụ VoIP khác (dịch vụ cho phép gọi điện thoại qua Internet), chính quyền không những ngăn cản việc sử dụng của người dân mà Bộ Viễn thông và Công nghệ Thông tin quốc gia này còn kiểm soát thông qua việc giám sát và cấp giấy phép cho các công ty tư nhân nhập khẩu các thiết bị công nghệ được sử dụng để liên lạc thông tin bằng các dịch vụ này.
Điều luật mới này cũng cấm người dùng trao đổi dữ liệu dưới dạng âm thanh và video qua các website, mạng xã hội…Chưa rõ ràng rằng chính phủ Ethiopia sẽ làm như thế nào để hiện thực hóa quy định “vô lí” này trong đời sống; tuy nhiên, chế tài phạt tù 15 năm có thể sẽ là nhân tố khiến người dùng sớm tạm ngưng sử dụng những dịch vụ - vốn rất hữu ích này!
Chưa hết, Ethio Telecom còn cài đặt hệ thống để chặn người dùng truy cập vào mạng Tor-vốn cho phép người dùng truy cập Internet ẩn danh.
Theo bộ đếm của dự án OpenNet Initiative, Ethiopia là một trong những quốc gia có tỉ lệ người dân sử dụng Internet thấp nhất ở Châu Phi. Theo một số liệu được công bố trong năm 2010, chỉ có hơn 700 ngàn người trong số hơn 84 triệu dân của quốc gia này có khả năng tiếp cận được với các tiện ích của Internet. Tốc độ Internet trung bình ở quốc gia này vào khoảng 622 kbps.
Theo Genk