>> Chiều dài mới của Vạn Lý Trường Thành gấp 12 lần khoảng cách Hà Nội-Sài Gòn
>> Canada: Con vẽ súng, bố... bị bắt
>> Phi công đi vắt sữa, sân bay mất điện như cơm bữa
Em ấy phải chờ đến năm 16 tuổi để tiến hành ghép mắt nhân tạo.
Cha mẹ của Marwanijung, Mdamihan và Salamu đã đưa cậu bé tới một Bệnh viện Quân đội 474 ở Urumqi, thủ phủ Tân Cương để chữa trị. Mặc dù Marwanijung sinh ra không có mắt nhưng khi bác sĩ dùng đèn pin chiếu vào lớp da ở hốc mắt, cậu bé vẫn có phản ứng tích cực.
Chính điều này đã giúp gia đình Marwanijung có thêm hi vọng về ca phẫu thuật. Tuy nhiên, do nhãn cầu ở hốc mắt bên trái của Marwanijung bị lớp da bao phủ nên các bác sĩ khó thực hiện được ca phẫu thuật. Ngay cả khi được phẫu thuật, cậu bé cũng khó có thể nhìn thấy ánh sáng vì tỷ lệ để lại di chứng là rất cao.
Hiện tại, bác sĩ khuyên gia đình Marwanijung chờ đợi đến năm cậu bé đủ 16 tuổi và tiến hành ghép mắt nhân tạo. Được biết, hiện tượng trẻ em sinh ra không có mắt xảy ra bởi nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là vì đột biến gen.
Bác sĩ cho biết ca phẫu thuật rất khó thành công vì lớp da của cậu bé quá mỏng.
Rất có thể Marwanijung sẽ phải đợi đến năm 16 tuổi để tiến hành ghép mắt nhân tạo.
Theo Kenh14