Nhà vệ sinh lớn nhất thế giới

Thứ năm, 07/06/2012, 15:39
Rộng 200 mét vuông và chỉ với một bồn cầu.


>> Nhà vệ sinh đẳng cấp 5 sao
>> Trung Quốc: Nhà vệ sinh có hơn 2 con ruồi sẽ bị phạt

Một trong những thứ mà khách du lịch cảm thấy thừa thãi nhất ở Nhật Bản đó là các nhà vệ sinh công cộng. Bạn có thể tìm thấy chúng trong hầu hết các cửa hàng tiện lợi và nhà ga, trong cửa hàng sách, công viên và dọc theo các con phố mua sắm.

Các vị khách ngoại quốc có thể yên tâm rằng sẽ chẳng bao giờ bị rơi vào tình cảnh “sống dở chết dở” vì không thấy nhà vệ sinh đâu. Thậm chí, năm 2010, ấn phẩm P-Vine đã chọn ra 20 nhà vệ sinh công cộng xì-tai nhất của thủ đô Tokyo cho cuốn sách hướng dẫn “Bản đồ Toa-lét Tokyo”.
 

Nhà vệ sinh này tiêu tốn 200m đất và chỉ có duy nhất một bồn cầu.

Vì vậy, một nhà vệ sinh công cộng cho phụ nữ mở tại khu Chiba Prefecture, thành phố Ichihara có lẽ sẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên nếu nó không phải là một căn phòng trong suốt rộng tới 200 mét vuông đất!

Tháng trước, thành phố Ichihara chính thức thông báo cái gọi là “Nhà vệ sinh công cộng lớn nhất thế giới”.

Nhà vệ sinh này thực tế chỉ có một chiếc bồn cầu được đặt tại một vị trí thuận tiện phía trước nhà ga Itabu, được bao quanh bởi kính và rất nhiều hoa cùng cây trồng xung quanh. Để đảm bảo cho sự riêng tư, một hệ thống hàng rào cao hai mét được dựng xung quanh khu vườn.
 

Xung quanh được trồng rất nhiều hoa.

Hiện tại, nhà vệ sinh này đang trở thành tâm điểm của giới truyền thông. Kênh truyền hình NHK, Asahi và ANN News đã có những phóng sự, trong khi nhiều tờ báo nước ngoài cũng đăng tải thông tin này, chưa kể đến tin tức được nhắc đến dày đặc trên các blog.

Sự kỳ cục của nó đã thu hút nhiều nhà phê bình, trong đó có một vài ý kiến chỉ trích cho rằng nhà vệ sinh này gây lãng phí không gian và tiền của, khoảng 10 triệu yên Nhật (khoảng 2,7 tỉ Việt Nam đồng).
 

Một hàng rào cao 2 mét được xây dựng vòng quanh nhà vệ sinh đặc biệt này.

“Ở đây thường không có toilet công cộng phù hợp với khách du lịch”, một quan chức của Cục Xúc Tiến Du Lịch thành phố Ichihara nói. Ông cũng giải thích Ichihara là địa điểm thu hút rất nhiều du khách trong mùa xuân vì sự phong phú của vẻ đẹp thiên nhiên, trong đó có rất nhiều cây anh đào và cánh đồng trồng mù tạt.
 

Địa điểm thì rất đẹp nhưng nhà vệ sinh cho khách du lịch chỉ có bồn cầu xây bệt, cũ kỹ và không được vệ sinh. Thực ra những nhà vệ sinh này được sử dụng cho những hành khách đi tàu tại nhà ga Itabu. Nhưng giờ đây các chuyến tàu thưa thớt hơn vì du khách lựa chọn đi du lịch bằng xe hơi. “Chúng tôi muốn có những nhà vệ sinh mà cả các tài xế và khách đi tàu đều có thể sử dụng”, vị quan chức nói.
 

Hiện nay, nhà vệ sinh này chỉ dành cho nữ giới.

Nhưng điều gì khiến nó trở nên hấp dẫn? Theo như vị quan chức cho biết, họ hy vọng rằng nhà vệ sinh mới này sẽ góp phần thu hút khách du lịch tới festival nghệ thuật của thành phố Ichihara trong năm tới. Festival này là một sáng kiến của chính phủ nhằm cải thiện khu vực thông qua việc “cải tạo công trình công cộng với sự giúp đỡ của nghệ thuật”, điều mà họ tin rằng sẽ thu hút khách du lịch và thúc đẩy nền kinh tế trong vùng.
 

Tuy nhiên, kinh phí 10 triệu yên vẫn không thể kỳ lạ bằng ý tưởng một bồn cầu duy nhất của nhà thiết kế - đó chính là Sou Fujimoto, một kỹ sư danh tiếng nổi như cồn sau khi công ty của ông thắng thầu cho dự án Tháp Đài Loan, mang tên “Ốc đảo thế kỷ 21” – một thiết kế gây sửng sốt được lấy cảm hứng từ cây đa.
 

Sou Fujimoto người từng thiết kế tòa nhà này 21st Century Oasis đã chuyển
sang thiết kế nhà vệ sinh.

“Tôi thấy điều này rất thú vị. Nhà vệ sinh công cộng là thứ đáp ứng nhu cầu mang tính cá nhân và công cộng, vì vậy để thiết kế nó là một thách thức lớn cho các kỹ sư”, Fujimoto trả lời trong một cuộc phỏng vấn qua thư điện tử. “Tôi biết rằng nhà ga Itabu được bao quanh bởi thiên nhiên hoang dã rất tuyệt vời. Thế nên đó là một cơ hội tốt để có thể kết hợp giữa kiến trúc với thiên nhiên.”
 

Thực tế, nhà vệ sinh này chỉ dành cho phụ nữ, với lý do giới hạn người sử dụng và để quản lý tốt hơn. “Tôi hy vọng có thể thảo luận với thành phố để mở cửa nhà vệ sinh này cho cả đàn ông trong tương lai”, Fujimoto nói.

“Là một kĩ sư, tôi thích tất cả mọi người đều có thể sử dụng nó, không phân biệt giới tính”, anh cho biêt thêm.

Anh Fujimoto cũng đang thiết kế một nhà vệ sinh khác, nằm liền kề với khu vườn và “mở cửa” cho cả phụ nữ và nam giới.

Theo ione

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn