|
Nội dung trao đổi qua Zalo của tài khoản được cho của Công ty Facebook C.A |
Đặc biệt, trên mạng xã hội Facebook hình thành cả một “thế giới ngầm” chuyên trao đổi, cung cấp các dịch vụ tấn công người dùng.
“Thế giới ngầm” trên mạng xã hội (MXH) Facebook tồn tại trong các nhóm với tên gọi như: tricker VN; tricker hacker; RIP nick Facebook… Theo lời những “người trong ngành”, tricker Facebook là thuật ngữ dùng để chỉ các tổ chức hoặc cá nhân cố tình tìm ra những lỗi trên Facebook và sử dụng chúng vào mục đích riêng. Việc cung cấp dịch vụ đánh sập Facebook theo yêu cầu cũng nằm trong số những mục đích đó.
Hầu hết các nhóm kể trên đều là nhóm “kín” với số lượng từ vài ngàn đến hàng chục ngàn thành viên. Muốn tham gia nhóm, người dùng phải cung cấp một số thông tin như: mục đích xin vào nhóm; lựa chọn cách giao dịch… Sau khi được xét duyệt, các tài khoản có thể đăng bài rao yêu cầu tricker giúp đỡ đánh sập các nick Facebook hoặc đưa ra thông tin vu vạ cá nhân, tổ chức trên mạng xã hội.
Hội “kín”
Trong suốt một thời gian dài thâm nhập các nhóm nói trên, nhóm PV ghi nhận được một trường hợp điển hình cho hình thức này. Cụ thể, ngày 2.9, tài khoản N.P.N đăng status: “Hu..hu...ai rủ lòng thương giúp em hack nick Facebook thằng này với ạ. Có gì em xin hậu tạ sau”, kèm theo đó là link tài khoản của “nạn nhân”. Khoảng vài phút, bài viết nhận được nhiều bình luận yêu cầu inbox để trao đổi giá cả cùng cách thức giao dịch. Theo bình luận của tài khoản D.T.M, tricker này nhận hack tài khoản trên với giá 1,3 triệu đồng kèm theo 5 lần “bảo hành” (tức đánh sập Facebook liên tục 5 lần nếu tài khoản đó được mở lại - PV).
Có thể bị xử lý hình sựLuật sư (LS) Kiề̀u Anh Vũ̃ (Đoà̀n LS TP.HCM) cho biết theo Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng thì người dùng mạng xã hội được bảo vệ bí mật thông tin riêng và thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm các hành vi cản trở trái pháp luật việc cung cấp và truy cập thông tin hợp pháp, việc cung cấp và sử dụng các dịch vụ hợp pháp trên internet của tổ chức, cá nhân; sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã của tổ chức, cá nhân; thông tin riêng, thông tin cá nhân và tài nguyên internet. Do đó, hành vi “hack nick”, chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội của người khác, thậm chí là “đánh sập” tài khoản mạng xã hội của người khác, là vi phạm điều cấm của pháp luật. Hành vi này tùy tính chất, mức độ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, trường hợp hack nick, chiếm đoạt tài khoản trái phép của người khác (hành vi truy cập bất hợp pháp vào tài khoản của cơ quan, tổ chức, cá nhân) nhằm chiếm đoạt tài sản thì có thể bị truy cứu về tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 290 bộ luật Hình sự. 5 triệu đồng làm được gì ?Trong vụ nữ đại úy công an Lê Thị Hiền (cán bộ Đội CSGT trật tự Công an Q.Đống Đa, Hà Nội) có những lời lẽ xúc phạm nhân viên an ninh sân bay và nữ nhân viên của một hãng hàng không vào ngày 11.8, bà Hiền có tuyên bố: “Một ngày tôi phải chạy 5 triệu Facebook cho con này ế chồng...”...
Thử tìm hiểu, với 5 triệu đồng có thể làm được gì, PV Thanh Niên đã gõ từ khóa “dịch vụ hack Facebook” trên công cụ tìm kiếm Google Search, ngay lập tức nhận được gần 2 triệu kết quả chỉ trong 0,56 giây.
Với từ khóa “bóc phốt”, chúng tôi tìm được hàng loạt fanpage được tạo với quảng cáo giúp người dùng “tiếp cận mục tiêu” với nhiều loại hình thức, như: đăng tin giật gân, bài bóc phốt, hack tài khoản, chạy quảng cáo câu view câu like... với chi phí trên mỗi lượt hiển thị chỉ khoảng 30 - 50 đồng…
Mới đây, trong một báo cáo về việc thực hiện tiêu chuẩn cộng đồng, Facebook thừa nhận gặp khó khăn trong việc quản lý những nội dung xấu điển hình như: đe dọa, xúc phạm tấn công cá nhân... |