Đến xã Thủy Triều, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng, nhiều người sẽ không khỏi ngỡ ngàng khi bước chân vào những ngôi nhà gỗ đồ sộ giá bạc tỷ. Ở nơi đây, nhà tầng không được ưa chuộng mà thay vào đó là “mốt” dựng nhà gỗ, mang đậm nét cổ kính.
Xã Thủy Triều có khoảng 150 ngôi nhà gỗ lim, có giá từ vài trăm triệu đến cả chục tỷ đồng. Phần lớn những ngôi nhà gỗ lim này đều do người nông dân “chân lấm tay bùn” gây dựng nên. Kiến trúc của ngôi nhà gỗ có đồ sộ, khang trang hay không đều phụ thuộc vào túi tiền của gia chủ. Gia đình có nhiều tiền thì làm cột nhà to, trang trí hoa văn cầu kỳ. Gia đình nào ít tiền hơn thì làm cột nhỏ, hoa văn đơn giản.
Khoảng chục năm trở lại đây, ở xã Thủy Triều, TP. Hải Phòng "rộ mốt" dựng nhà gỗ lim. Cổng nhà cũng được dựng bằng gỗ lim, bên trên có mái che, lợp ngói vảy. |
Khi chúng tôi hỏi thăm về ngôi nhà gỗ lim đồ sộ nhất xã Thủy Triều, người dân chỉ tay về phía ngôi nhà của ông Trần Văn Ca, 62 tuổi, ở thôn 5.
Nhà gỗ lim thường có 3 gian. Hiện tại, ở xã Thủy Triều có khoảng 150 ngôi nhà dựng bằng gỗ lim.
Ngôi nhà gỗ lim của ông Ca gây ấn tượng bởi thiết kế theo kiến trúc cung đình Huế, trị giá trên 3 tỷ đồng. Ngôi nhà 2 tầng với nhiều lầu nhỏ nhấp nhô. Tầng dưới làm xưởng gỗ, tầng trên có 3 gian với 4 cột trụ, 3 cửa chính, trên nóc khắc cảnh vật 4 mùa trong năm. Gian giữa bày bộ hương án, bên dưới là bộ sập gụ màu nâu, hai gian bên cạnh là phòng nghỉ. Trước cửa gian giữa kê bộ bàn ghế dùng để uống trà, đọc sách...
Còn ông Lê Văn Sửu, 66 tuổi, ở xã Thủy Triều đang sở hữu ngôi nhà gỗ lim trị giá hơn 2 tỷ đồng. Ông Sửu cho biết, người dân trong vùng phần lớn làm nông nghiệp, kinh tế không mấy khá giả. Do vậy, nhiều người phải gom góp tiền mua mỗi năm từ 5 đến 10 cây gỗ, đến khi đủ gỗ sẽ dựng nhà. Người dân thích nhà gỗ lim bởi nhà gỗ lim có tuổi thọ bền, không bị mối mọt, ít phải sửa chữa. Ở nhà gỗ lim, mùa hè mát, mùa đông ấm. Đặc biệt, nhà tầng chỉ được 50 – 60 năm bị xuống cấp, mất giá trị, trong khi đó, nhà dựng bằng gỗ lim hàng trăm năm không hỏng, giá trị vẫn còn nguyên vẹn.
Khi dựng nhà, người dân sử dụng ngói vảy màu đỏ để lợp mái.
Phía chân cột trụ của ngôi nhà gỗ được kê bằng đá xanh.
Ngôi nhà của ông Lê Văn Sửu, 66 tuổi, ở xã Thủy Triều, huyện Thủy Nguyên mới dựng năm 2014. Nhà rộng gần 100m2, có trị giá gần 2 tỷ đồng.
Nóc nhà thường được khắc hoa văn hình cây Tùng, Cúc, Trúc, Mai.
Bộ sập gụ, tủ chè được kê ở gian chính giữa của ngôi nhà.
Nét hoa văn tinh sảo khắc hình cây Tùng, Trúc ở mái hiên của ngôi nhà
Bức tranh Tùng - Hạc - Duyên - Liên (ý nói tình cảm vợ chồng gắn bó) đặt ở khu vực bàn tiếp khách.
Khu vực bàn thờ đặt hai câu đối ở hai bên, tạo thêm phần cổ kính, uy nghi của ngôi nhà
Bộ khung chính của ngôi nhà gỗ lim.
Gỗ lim khắc hình con rồng được đặt ngay ở phía bàn thờ.
Bàn tiếp khách được sơn màu cùng với gỗ để tạo nên nét cổ kính cho ngôi nhà. |
Theo Khám phá