Ngày 7/8/2015, UBND Tp.HCM cũng đã có quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất tại số 23 Lê Duẩn. Số tiền "đặt cọc" đấu giá 83 tỉ đồng của Tân Hoàng Minh cũng đã được chuyển vào kho bạc Nhà nước. Được biết, Tân Hoàng Minh hiện nay đã trở thành doanh nghiệp nắm giữ nhiều mảnh đất vàng nhất tại trung tâm thủ đô Hà Nội mà ít doanh nghiệp BĐS, kể cả những doanh nghiệp lớn, có thể tiếp cận được.
Trong khi thành phố chưa có quyết định “phán xét” cuối cùng, hiện tại khu đất rộng trên 3.000m2 này đang được trưng dụng làm nơi rửa xe, bán hủ tiếu, phở và bãi giữa xe trông rất nhếch nhác ngay tại bộ mặt trung tâm Tp.HCM. Tiền thân, khu đất vàng này là trụ sở hoạt động kinh doanh của công ty Xổ số Tp.HCM.
Với vị trí đắc địa ngay trung tâm thành phố, có 2 mặt tiền đường Lê Duẩn và Nguyễn Du, lại cực kỳ vuông vắn (55 x 55m) và được quy hoạch xây dựng trung tâm thương mại, văn phòng và dịch vụ với chiều cao tối đa 100m, khu đất này đã thu hút được 13 doanh nghiệp có tiềm lực mạnh tham gia đấu giá. Giá khởi điểm của khu đất khá này là 558 tỉ đồng và công ty Tân Hoàng Minh đã chiến thắng với giá 1.430 tỉ đồng – cao gấp 2,6 lần giá khởi điểm.
Ngày 7/8/2015, UBND Tp.HCM cũng đã có quyết định phê duyệt kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất tại số 23 Lê Duẩn. Số tiền "đặt cọc" đấu giá 83 tỉ đồng của Tân Hoàng Minh cũng đã được chuyển vào kho bạc Nhà nước.
Được biết, Tân Hoàng Minh hiện nay đã trở thành doanh nghiệp nắm giữ nhiều mảnh đất vàng nhất tại trung tâm thủ đô Hà Nội mà ít doanh nghiệp BĐS, kể cả những doanh nghiệp lớn, có thể tiếp cận được.
Trở lại với việc công ty này vừa gửi đơn đề nghị trả lại đất vàng, đơn của Tân Hoàng Minh gửi chính quyền TpHCM đề nghị: "Hủy kết quả đấu giá ngày 23/6/2015, đồng thời tổ chức bán đấu giá lại theo đúng quy trình bán đấu giá, thực hiện theo đúng các bước giá cũng như các quy định có liên quan..." vì cho rằng phương án đấu giá có sai phạm về bước giá.
Trao đổi với chúng tôi mới đây, một đại diện của Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản Tp.HCM, cho biết mọi quyết định về việc có hủy kết quả đấu giá hoặc tổ chức đấu giá lại hay không phụ thuộc vào các cấp có thẩm quyền, mà ở đây chính là UBND Tp.HCM. Khi nào có quyết định thì trung tâm sẽ công bố rộng rãi trên hệ thống cổng thông tin điện tử của đơn vị này.
Chúng tôi cũng đã nhiều lần liên hệ với ông Trần Như Trung, Phó Tổng giám đốc Tân Hoàng Minh, và được biết rằng đơn vị này vẫn đang chờ sự quyết định của Tp.HCM đối với đề nghị trên. Hiện tại, công ty Tân Hoàng Minh không đưa ra bất kỳ bình luận gì thêm về việc đúng hay sai khi ra giá để giành lấy khu đất vàng này.
Nói về trường hợp doanh nghiệp xin trả lại đất vàng, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM, cho rằng thành phố đã đưa ra “đề bài” trong cuộc đấu giá này, doanh nghiệp đã có thời gian để nghiên cứu và cuối cùng cho ra một “đáp án” tốt nhất, trong đó phải đảm bảo được lợi nhuận về mặt kinh tế cho mình. Đặc biệt, doanh nghiệp cũng chính là người quyết định về mặt giá khi tham gia đấu giá, do vậy nếu có chuyện cho rằng “lỡ” bỏ giá cao để giành cho bằng được khu đất này là hoàn toàn bất hợp lý.
Cũng theo ông Châu, chủ đầu tư phải là người trước hết chịu trách nhiệm cho các quyết định của mình. Tuy nhiên, trước đây tại thành phố có một tiền lệ, đó là chuyện UBND Tp.HCM đã giải quyết theo hướng cho một liên doanh trúng thầu trả lại khu tam giác vàng tại quận 1. Khi đó, liên doanh này đã đưa ra những điều kiện vượt quá khả năng khi trúng thầu.
Chẳng hạn như nhà thầu cam kết đóng góp cho ngân sách thành phố là 1.900 tỷ đồng (tương đương 200 triệu USD), thực hiện di dời giải tỏa một trường trung học… nhưng sau gần 10 năm vẫn không thực hiện được.
“Đơn vị này cũng đã xin thành phố xem xét trả lại số tiền đã đặc cọc khi tham gia đấu thầu, và đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận. Đối với trường hợp của Tân Hoàng Minh, UBND Tp.HCM chắc chắn sẽ xem xét thấu đáo để xử lý nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích cho các bên.”, ông Châu nói.
Một chuyên gia khác cũng nhận định rằng, nếu như thành phố xử lý giống trường hợp trước đây, tức là cho đấu giá lại, trả lại tiền cọc nhà doanh nghiệp, tức thành phố sẽ “gánh” lấy phần thiệt hại về mình. Bởi vì, suốt gần một năm qua, khu đất vàng này bỏ hoang gây nhiều thất thu cho ngân sách của thành phố.
Theo chuyên gia kinh tế - TS. Lê Bá Chí Nhân, trong một cuộc đấu giá hợp lệ thì mọi quy trình thực hiện và tổ chức đều phải hợp lệ theo các quy định hiện hành. Vấn đề ở đây chúng ta phải xem xét ở góc độ, hoặc là cuộc đấu gia tổ chức sai quy trình, hoặc có những cái sai từ phía doanh nghiệp thì kết quả đấu giá có thể được UBND thành phố xem xét hủy và tổ chức đấu giá lại.
Tuy nhiên, trong trường hợp của Tân Hoàng Minh lại khác, bởi vì cơ quan chức năng khẳng định rằng mọi khâu tổ chức đều hợp pháp, như vậy mọi thành phần tham gia “cuộc chơi” này phải tuân thủ đầy đủ luật chơi.
Theo Tri Thức Trẻ