Vốn ngoại đổ vào bất động sản TP.HCM

Thứ ba, 27/12/2016, 13:42
Năm 2016 là 1 năm mà kết quả thu hút đầu tư nước ngoài của TP.HCM giảm mạnh. Tuy nhiên, lĩnh vực bất động sản lại không bị ảnh hưởng bởi xu thế giảm trên, vẫn là lĩnh vực thu hút đầu tư ngoại đứng đầu thành phố.

Vốn ngoại giảm nhưng bất động sản vẫn đứng đầu

Theo UBND TP.HCM, trong năm 2016, tính chung cả vốn đầu tư mới và vốn thu hút qua hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các doanh nghiệp trong nước, thành phố ước tinh thu hút được 3,7 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Kết quả này giảm khá mạnh so với năm 2015 (chỉ thông qua hình thức đầu tư mới và tăng vốn đầu tư dự án cũ đã là 4,5 tỷ USD).

Tuy vốn ngoại trong các dự án FDI cấp mới giảm mạnh, nhưng lĩnh vực kinh doanh bất động sản vẫn có vốn đầu tư nhiều nhất (chiếm 40,9%) với 326,8 triệu USD. Đài Loan (Trung Quốc) và Nhật Bản đứng đầu danh sách các nhà đầu tư vào Việt Nam.

Cùng với đầu tư trực tiếp, giới đầu tư cũng chứng kiến nhiều thương vụ mua bán - sáp nhập trong lĩnh vực bất động sản mà cả bên mua và bán cũng có sự tham gia góp vốn của phía nhà đầu tư nước ngoài. Họ đẩy mạnh đầu tư vào các dự án quy mô lớn, xây dựng nhiều khu căn hộ phức hợp hiện đại tại khu vực Nam Sài Gòn và Thủ Thiêm.

Dù FDI cả năm giảm nhưng vốn ngoại vẫn đổ dồn vào thị trường bất động sản

Theo ông Marc Townsend, Tổng giám đốc CBRE Việt Nam, thị trường bất động sản Việt Nam vẫn có nhiều lợi thế hơn trong việc thu hút nhà đầu tư như: chính sách đang dần tạo điều kiện thuận lợi và minh bạch hơn cho đầu tư trực tiếp nước ngoài; chi phí bất động sản tương đối thấp và lợi nhuận cho thuê cao; thị trường đang dần hồi phục một cách rõ nét... Do đó, không lạ gì khi nhà đầu tư ngoại tiếp tục đổ vốn mạnh vào bất động sản.

Theo Hiệp hội Bất động sản TP.HCM, các nhà đầu tư nước ngoài đang hướng trọng tâm kinh doanh đến Việt Nam. Bằng hình thức mua bán sát nhập, hoặc liên doanh liên kết, các nhà đầu tư ngoại đang cố gắng để có được chỗ đứng trên thị trường. Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng tìm được các nhà đầu tư ngoại uy tín. Trước khi đầu tư vào TP.HCM, họ đều chọn lựa dự án và đối tác rất kỹ lưỡng.

Dự án liên doanh đầu tiên của Phú Mỹ Hưng

Trong số các dự án FDI bất động sản “đình đám” năm 2016 tại TP.HCM có dự án khu phức hợp đa chức năng Phú Mỹ Hưng Midtown mà công ty Phú Mỹ Hưng vừa cho ra mắt vào đêm 9/12. Dự án này được Phú Mỹ Hưng liên doanh cùng 3 tập đoàn địa ốc hàng đầu Nhật Bản là Daiwa House Group, Nomura Real Estate Group và Sumitomo Forestry Group để đầu tư. Đây cũng là dự án đầu tiên mà Phú Mỹ Hưng liên doanh cùng các đối tác khác.

Sự kiện ra mắt dự án Phú Mỹ Hưng Midtown diễn ra vào ngày 9/12 vừa qua đã thu hút hơn 500 khách hàng đến tham dự.

Chia sẻ về dự án này, ông Trương Quốc Hưng, Phó tổng giám đốc Công ty Phú Mỹ Hưng cho biết: “Sự kỳ vĩ, hiện đại, năng động của các khu phức hợp đa chức năng gồm nhà ở, văn phòng, thương mại, dịch vụ, giải trí, ẩm thực,… của Tokyo Midtown (Nhật Bản), hay Midtown Manhattan (tại New York – Mỹ) đã để lại những ấn tượng sâu sắc cho chúng tôi, khơi gợi khát khao kiến tạo nên một khu phức hợp Midtown dành cho người Việt ngay tại đất nước Việt Nam, theo một phong cách riêng, phù hợp với địa thế đặc trưng của vùng đất phương Nam này”.

Với dự án này, Phú Mỹ Hưng kỳ vọng xây dựng 1 Midtown của Việt Nam với đầy đủ chức năng: nhà ở, văn phòng, thương mại, dịch vụ, giải trí, thể thao… Dự án bao gồm 4 cụm tòa nhà kết nối với nhau trên một dải đất dọc bờ sông. Bản thân mỗi tòa nhà được quy hoạch với tất cả dịch vụ cao cấp tại chỗ. Tùy từng tòa nhà, các kiến trúc sư sẽ bố trí các tiện ích như phòng tập golf, phòng xông hơi, phòng massage, phòng gym, hồ bơi, sân chơi cho trẻ, phòng học, thư viện,... tại chỗ.

Phú Mỹ Hưng Midtown và mỗi dự án bên trong đều được quy hoạch và phát triển theo hướng “Đa chức năng tại chỗ” với nhiều cấp độ tiện ích phục vụ riêng cho cư dân sống tại đây.

Tiện ích trong toàn khu phức hợp thì có dịch vụ mua sắm, ẩm thực F&B, giải trí… và chủ đầu tư cho biết sẽ mời những thương hiệu hàng đầu sẽ phục vụ cho cư dân nơi đây. Một phần của khu phức hợp này là công viên trải dài hơn 600m song song với các tòa nhà. Đây là điểm nhấn đặc biệt của công trình bởi công viên này được thiết kế độc đáo với loại cây chính là hoa anh đào Singapore nở 2 lần trong năm. Tích hợp trên công viên này là các khu vui chơi cho trẻ em, lối dạo, nhà đón gió, khu thể thao ngoài trời...

Vốn ngoại đổ vào bất động sản TP.HCM

Ông Trương Quốc Hưng cho biết: “Cần tiện ích đa dạng hơn về giáo dục, y tế, thương mại, tài chính... thì thành phố dịch vụ Phú Mỹ Hưng sẽ đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu cho bất kỳ cư dân nào dù là Việt Nam hay người nước ngoài, với thời gian di chuyển chỉ trong vài phút. Hiện nay, và chúng tôi vẫn đang từng ngày gia tăng số lượng tiện ích đô thị để chuỗi dịch vụ ngày một phong phú hơn, nhằm mang đến cho cư dân cuộc sống chất lượng vượt trội, họ không cần di chuyển nhiều, nhưng vẫn được đáp ứng mọi nhu cầu”.

Đô thị kiểu mẫu Phú Mỹ Hưng được quy hoạch hoàn chỉnh về mặt cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, phát triển đồng bộ 8 khu chức năng gồm 5 khu dân cư và 3 khu dịch vụ.

Với kỳ vọng lớn như thế, Phú Mỹ Hưng đã phải tìm kiếm các nhà đầu tư ngoại để học hỏi kinh nghiệm phát triển các dự án tầm cỡ. Sau quá trình cân nhắc, Phú Mỹ Hưng đã chọn các đối tác Nhật Bản để xây dựng một khu phức hợp Midtown của Việt Nam, mang đậm bản sắc Á Đông. Được biết, hiện 3 đối tác Nhật Bản với Phú Mỹ Hưng chiếm khoảng 50% thị phần bất động sản của Nhật Bản ở mọi phân khúc.

Theo Dân Trí

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích