Khu 'đất vàng' số 8 - 12 Lê Duẩn, Q.1 (TP.HCM) từng bị thâu tóm |
145ha “đất vàng” ở Bình Dương bị thâu tóm làm sân golf |
Khu đất số 8 -12 Lê Duẩn đang được dùng làm bãi giữ xe |
Thiệt hại không chỉ tính bằng tiềnGây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng trong tham nhũng đất đai, với sự cấu kết của DN và quan chức thời gian qua là hàng loạt vụ án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”, nguyên Chủ tịch Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79) xảy ra ở nhiều tỉnh, thành.
Tại Đà Nẵng, trong số 21 bị can vừa bị Viện KSND Tối cao truy tố ở vụ án “thao túng, chỉ định bán rẻ nhà đất công sản” cho Vũ “nhôm” gây thiệt hại ngân sách nhà nước hơn 22.000 tỉ đồng, có 2 cựu Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng là ông Trần Văn Minh (giai đoạn 2006 - 2011) và ông Văn Hữu Chiến (giai đoạn 2011 - 2014), cùng bị truy tố về các tội vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí và vi phạm các quy định về quản lý đất đai.
Ngoài 2 bị can này, cùng bị truy tố về tội danh trên còn có Vũ "nhôm" cùng hàng loạt cựu lãnh đạo chủ chốt sở ngành Đà Nẵng là đồng phạm. Cơ quan CSĐT Bộ Công an và Viện KSND tối cao cũng đã kê biên 42 tài sản, bất động sản liên quan Vũ “nhôm” và có nguồn gốc hình thành từ các phi vụ thâu tóm công sản, để đảm bảo thi hành án.
Với những thủ đoạn tương tự, thế lực nhóm Vũ “nhôm” còn “vươn vòi” đến TP.HCM và đã trục lợi nhiều phi vụ thâu tóm “đất vàng” mà điển hình nhất là ở các địa chỉ 15 Thi Sách, 2-4-6 Hai Bà Trưng (cùng Q.1)... Qua đó, “đẩy” hàng loạt quan chức từng có hành vi “tiếp tay” vào vòng lao lý, trong đó có cựu Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín, cựu Giám đốc Sở TN-MT TP.HCM Đào Anh Kiệt...
Việc một cá nhân, với sự tiếp tay của hàng loạt quan chức thâu tóm đất đai, công sản khiến dư luận đặc biệt bức xúc. Bởi trong những vụ án này thiệt hại không chỉ là hàng chục ngàn tỉ đồng ngân sách, mà mất mát lớn hơn là niềm tin của dân vào chính quyền bị xói mòn.
Xử nghiêm quan chức sai phạmTừ những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai xảy ra tại nhiều địa phương, có thể thấy sự liên kết chặt chẽ giữa DN với các quan chức nhằm “xẻ đất công để bỏ vào túi riêng”.
Đây rõ ràng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của quan chức cùng với sự lợi dụng những sơ hở từ các văn bản pháp luật của DN làm ăn bất chính để chia chác với nhau, thu lợi bất chính, gây thiệt hại tài sản nhà nước, nhân dân, dẫn đến nhiều bức xúc trong thời gian vừa qua.
Tuy nhiên, phải khẳng định, dù hệ thống pháp luật chặt chẽ thế nào cũng khó có thể giải quyết triệt để tình trạng này. Bởi lẽ, một khi đã muốn thực hiện các hành vi trục lợi, họ sẽ tìm mọi cách để “lách luật”, thậm chí làm sai luật. Trong mối quan hệ này, nếu các DN bất chính không có sự tiếp tay của quan chức thì không thể nào thực hiện được hành vi, không thể có các dự án. Do đó, cái cần nhất là phải làm sao để những người được giao trọng trách quản lý lĩnh vực, quản lý địa phương không thực hiện các hành vi này.
Chúng ta đã có luật Phòng chống tham nhũng đã có hiệu lực, Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng đã có quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ đảng viên là lãnh đạo nhưng cốt lõi là phải làm sao để cán bộ, đảng viên ý thức được vai trò, trách nhiệm của người cán bộ là công bộc của dân, có phẩm chất, đạo đức, lương tâm trong sáng khi thực thi công vụ.
Bên cạnh đó, một khi phát hiện sai phạm thì phải xử lý, trừng trị một cách thích đáng để nêu gương và thu hồi tài sản của nhà nước đã bị thiệt hại. Chỉ như vậy, chúng ta mới có thể chấm dứt được tình trạng quan chức và DN cấu kết với nhau để làm giàu trên tài sản của nhà nước, nhân dân.
ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp)
Minh bạch việc thu hồi, giao đấtTrong vấn đề kiểm soát quyền lực, chúng ta hay nói nhiều về quyền lực chính trị nhưng còn quyền lực về kinh tế thì chưa thấy ai đặt ra vấn đề kiểm soát, dù đôi khi quyền lực về kinh tế đang chi phối nhiều đến việc thực thi các quyền lực chính trị. Bên cạnh đó, thể chế chính trị của chúng ta đang sinh ra loại DN mà nhiều người đã định danh là “chủ nghĩa tư bản thân hữu” và việc kiểm soát loại DN này cực kỳ khó khăn.
Câu hỏi không chỉ nhiều người VN mà cả thế giới cũng đặt ra là vì sao hầu hết DN của VN mạnh nhất hiện nay đều có xuất phát từ đất đai. Đó là vấn đề mà chúng ta cần phải nghiên cứu nhiều thêm nữa thì mới có thể có câu trả lời.
Trong các quy định của pháp luật, tôi cho rằng, vẫn còn một lỗ hổng lớn đó chính là câu chuyện nhà nước đứng ra thu hồi đất sau đó giao cho DN làm dự án rồi bán với giá rất đắt. Chính báo cáo của Ủy ban Tư pháp QH gửi tới QH về công tác phòng chống tham nhũng năm 2018 đã khẳng định là ở đâu nhà nước mua rẻ, bán đắt thì ở đó tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng.
Cốt lõi của vấn đề là ở chỗ khi địa phương đứng ra thu hồi đất giao cho DN nói là dự án phát triển kinh tế xã hội, chỉnh trang đô thị..., nhưng bản chất của nó là dự án kinh doanh bất động sản. Chính chỗ này mới sinh ra tình trạng DN giàu, quan chức mạnh còn địa phương thì ngày càng nghèo đi. Vì vậy, tôi cho rằng, trong dự án luật
Đất đai sửa đổi sắp tới cần phải bịt được “lỗ hổng” này, xác định cho đất thế nào là thu hồi, thế nào là đất mà DN phải thỏa thuận với người dân theo giá thị trường.
ĐBQH Nguyễn Tiến Sinh (Hòa Bình)
|