>> Bất động sản kéo khách bằng chiêu lạ
>> 'Khuyến khích giảm giá bất động sản để kích cầu'
>> Doanh nghiệp bất động sản tự cứu mình
>> Bế tắc, đại gia bất động sản cầu cạnh dân ít tiền
Với vai trò là đại diện một doanh nghiệp môi giới bất động sản tại Hà Nội, ông Phạm Thanh Hưng, Phó tổng giám đốc Công ty Bất động sản Thế Kỷ (Cengroup) đã nhìn nhận như vậy khi nói về thực trạng thị trường và xu hướng giao dịch bất động sản hiện nay.
Ông nói:
- Với tình cảnh thị trường hiện nay, dù doanh nghiệp đưa ra giải pháp gì đi nữa thì cuối cùng sản phẩm phải đến được người tiêu dùng, và một trong những giải pháp hữu hiệu là giảm giá bán. Đây là giải pháp có thể gây hiệu ứng thị trường lớn nhất nhưng không phải chủ đầu tư nào cũng sẵn sàng và có thể hợp tác. Chủ đầu tư chung cư Đại Thanh là một trong những chủ đầu tư rất mạnh dạn, tiên phong trong phong trào giảm giá bán tại thị trường bất động sản Hà Nội.
Còn trong Tp.HCM, nhiều chủ đầu tư đã mạnh dạn giảm giá bán và thu hút được khách hàng lớn. Đấy là những giải pháp mà mỗi chủ đầu tư đều có một cách thức và họ lựa chọn một giải pháp, một phương án nào đó để kích thích thị trường, và giảm giá bán là một trong những cách đó.
Một mặt bằng giá mới đang dần được xác lập trên thị trường bất động sản Việt Nam. |
Tuy nhiên, cũng có những chủ đầu tư lại lựa chọn phương án khác như thay đổi diện tích phù hợp hoặc gia tăng thêm giá trị mà khách hàng nhận được như hoàn thiện nội thất cao cấp, tặng thêm gói dịch vụ, hỗ trợ gói lãi suất…
Tất cả những điều đó đều cho thấy bằng cách này hay cách khác chủ đầu tư đã làm tăng giá trị lợi nhuận cho khách hàng và giảm mức giá xuống thấp cho khách hàng. Tôi nghĩ sẽ có thêm nhiều dự án áp dụng kiểu giảm giá như vậy.
Hiện tượng “cắt - phát - rút”
Tức là ông cho rằng, xu hướng giảm giá bán sẽ lan rộng trên thị trường?
Việc giảm tiếp nữa hay không hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường, đối với chủ đầu tư thì điều mà họ đặt ra là sản phẩm sẽ bán được và họ sẽ cố gắng bán ra với mức giá cao nhất có thể, đó là quy luật của thị trường và vì vậy nếu mức giá này thị trường vẫn chưa chấp nhận được thì có thể chủ đầu tư sẽ giảm giá sâu hơn nữa.
Có thể người ta tiên đoán thị trường khó có thể chờ đợi đến một ngày tươi sáng hơn. Vậy nên có thể nhiều chủ đầu tư, đặc biệt là những chủ đầu tư thứ cấp, sẽ rút khỏi thị trường bằng việc bán với mức giá có thể thấp hơn mức giá mà chủ đầu tư đưa ra trước đó.
Hiện nay, xu thế chung mà chúng tôi quan sát được đó là hiện tượng “cắt - phát - rút” đang xảy ra khá phổ biến trong giới đầu tư thứ cấp, các ngân hàng đang cầm cố bất động sản.
Đó chính là động thái chấp nhận cắt lỗ, phát mại bất động sản của các ngân hàng để nhằm mục tiêu cuối cùng là rút khỏi thị trường bất động sản đang chìm khó khăn.