Nhiều ngày nay, sau buổi đi bán tăm bông dạo, vợ chồng chị Tươi (quê Hà Nam) cùng đứa con 7 tháng tuổi lại về vỉa hè phố Thợ Nhuộm nằm co ro trong chiếc chăn mỏng. |
||
Trời rét nhưng đứa trẻ vẫn ngủ ngon lành. Thương tình, thỉnh thoảng người dân qua đường lại cho đứa con nhỏ hộp sữa, vài ba đồng hoặc tấm áo ấm. |
||
|
||
Giống như chị Tươi, nhiều người cũng lựa chọn cây ATM ấm áp làm nơi tá túc qua đêm. | ||
|
||
Kiếm được chỗ tá túc ổn định trên phố Cửa Nam nên dù ngủ vỉa hè nhưng người đàn ông 66 tuổi này cũng có chỗ ngả lưng tươm tất hơn. |
||
Sáng ra, ông lại quét dọn sạch sẽ cho nhà chủ rồi cất kín chăn màn vào khe tường để chuẩn bị một ngày lao động. "Ngày kiếm được vài chục nghìn từ phế liệu, đói thì vào chợ ăn suất cơm 10.000 đồng. Người dân quanh đây cũng thương tình lúc cho đồ ăn, mảnh áo, khi chai rượu dở hay đôi dép cũ. Nhờ giời thương nên chẳng bao giờ đau ốm, mỗi năm chỉ dám về quê một lần vào dịp Tết...", ông tâm sự. |
||
Đi trên các phố vào buổi đêm có thể rất dễ bắt gặp cụ ông nằm co ro trên vỉa hè phố Nguyễn Khắc Cần, đắp tạm bằng tấm chăn mỏng. |
||
Hay bà cụ nằm lọt thỏm trong chiếc chăn bông trên vỉa hè phố Đinh Tiên Hoàng. |
||
Trong khi đó, dù có nhà cửa ở quê và hàng tháng có trợ cấp nhưng buồn vì không có con cháu nên cụ Quang (87 tuổi, quê Hưng Yên) bắt xe lên Hà Nội "dạo chơi" vài ba tuần lại bắt xe về nhà một lần. | ||
Hàng ngày, cụ chỉ lang thang đi dạo khắp Hà Nội, mệt thì ngồi nghỉ ghế đá, đêm về ngủ trên vỉa hè phố Đinh Tiên Hoàng. Cụ kể, về đêm nhiều người tưởng cụ là ăn xin nên cho cụ tiền hoặc đồ ăn, riêng quần áo thì cụ không lấy vì đã đủ ấm. |
Theo VNE