7h sáng, Lễ hội ông Công - ông Táo bắt đầu diễn ra tại làng gốm Bát Tràng.
Đoàn rước đi dọc bờ sông Hồng để về trung tâm thủ đô.
Cá chép vàng dài 3,5 mét, cao 1,2 mét được các nghệ nhân dân gian Hà Nội hoàn thành.
Ngoài cá chép vàng, đoàn còn rước "ông đầu rau", chiếc bếp tượng trưng làm từ trấu và đất sét, mũ mão của ba vị Táo, ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng 12 mâm sản vật.
Ngày 23 tháng Chạp, tục thả cá chép tiễn ông lên chầu trời đã trở thành nét văn hóa truyền thống lâu đời của người dân Việt.
Ban tổ chức dự định, những năm tiếp theo sẽ đi thuyền ngược dòng sông Hồng rước cá chép về Hà Nội như con đường buôn bán gốm sứ lâu đời trước đây chứ không đi ôtô như năm nay.
Sau khi dâng hương trước tượng đài Lý Thái Tổ, đền Ngọc Sơn, đoàn rước đi vòng quanh hồ Gươm và đến triển lãm Vân Hồ.
Đây là lần đầu tiên Hà Nội tổ chức lễ hội ông Công, ông Táo quy mô lớn.
Lễ rước độc đáo thu hút hàng trăm người tới xem, đây là một trong những hoạt động chính của triển lãm Hội hoa chợ Tết tôn vinh làng nghề và nông sản chất lượng cao do Hà Nội tổ chức.
Kết thúc lễ hội, cá chép vàng được hóa tại Đình làng tiễn các Táo về trời. 12 mâm sản vật được dâng lễ tại tượng đài Lý Thái Tổ, đền Ngọc Sơn, tượng đài vua Lê Thái Tổ... |
Theo VNE