Mặt trận Thống nhất Dân chủ Chống độc tài (UDD), hay phe Áo đỏ, kêu gọi người dân nổi dậy để chống PDRC. Phe Áo đỏ cho rằng PDRC đã thực hiện nhiều hành động phi dân chủ. Họ cũng khẳng định Suthep Thaugsuban, thủ lĩnh của cuộc biểu tình, đã vi phạm Hiến pháp và xúc phạm nhà vua, vì ông bác bỏ quyết định giải tán quốc hội do nhà vua phê chuẩn.
Hôm 8/12, cựu phó thủ tướng Suthep Thaugsuban, thủ lĩnh của cuộc biểu tình chống chính phủ, yêu cầu Thủ tướng Yingluck Shinawatra từ chức trong vòng 24 giờ. Ảnh: Reuters |
Nhưng bà Yingluck tuyên bố bà sẽ đảm nhiệm cương vị Thủ tướng tạm quyền tới ngày 2/2/2014, khi cuộc bầu cử diễn ra. Ảnh: Reuters |
Ngay lập tức Suthep kêu gọi người biểu tình tiếp tục gây sức ép với chính phủ trong ba ngày nữa. "Nếu sau ba ngày mà việc này không kết thúc, gia tộc Shinawatra sẽ không cảm thấy hạnh phúc trong cuộc đời nữa", Suthep tuyên bố. Ảnh: Reuters |
Ủy ban Cải cách Dân chủ Nhân dân (PDRC), một tổ chức do Suthep lãnh đạo, yêu cầu cảnh sát chống lại chính phủ. Ảnh: Reuters |
DPRC cũng yêu cầu quân đội triển khai binh sĩ tới các cơ quan công quyền để bảo đảm an ninh. Ảnh: AP |
Suthep nói rằng sau khi Thủ tướng từ chức, một "Hội đồng nhân dân" sẽ ra đời để điều hành đất nước theo quy định của Hiến pháp. Tuy nhiên, Thủ tướng Yingluck Shinawatra cho rằng Hiến pháp không cho phép một nhóm nhỏ nắm quyền lực mà không thông qua bầu cử. Ảnh: AP |
Vài người biểu tình đứng trước trụ sở chính phủ Thái Lan hôm 10/12. Ảnh: Reuters |
Toàn bộ nghị sĩ của đảng Dân chủ đối lập đã rút khỏi quốc hội và giới quan sát lo ngại họ sẽ tẩy chay cuộc bầu cử hôm 2/2/2014. Ảnh: AP |
Nếu nỗi lo của giới quan sát trở thành hiện thực, cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan sẽ chưa thể chấm dứt. Ảnh: AFP |
Theo Tri thức