Trực tiếp: Dương Chí Dũng căng thẳng chờ tuyên án

Thứ hai, 16/12/2013, 17:10
Chiều nay, như dự kiến, HĐXX tuyên án vụ Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô xảy ra tại Tổng CTy Hàng Hải VN (Vinalines).

16h10: Nêu quan điểm của mình đối với những lập luận trái ngược giữa cơ quan công tố và các luật sư, tòa cho rằng, đủ cơ sở kết luận hành vi của các bị cáo. Với Dương Chí Dũng, HĐXX lập luận, Dũng biết việc đầu tư dự án nhà máy giá trị trên 1000 tỷ đồng nên phải xin ý kiến Thủ tướng. Tuy nhiên, khi chưa có ý kiến đồng ý của Thủ tướng thì bị cáo đã ký quyết định phê duyệt dự án với tổng mức đầu tư hơn 3.800 tỷ đồng.

Những người tổ chức mua ụ nổi buộc phải biết việc ụ nổi 83M được quản lý theo quy chế đối với tàu biển. Vậy nên không có cơ sở chấp nhận quan điểm bào chữa về việc này.

Tòa cũng xác nhận, Vinalines mua ụ nổi bằng vốn nhà nước, được xác định từ việc, dù thời điểm đó vay tiền ngân hàng nhưng sau đó DN đã thực hiện các thủ tục thanh quyết toán đối với nhà nước.

Về hành vi tham nhũng, theo HĐXX, Dũng và Phúc không ai thừa nhận việc mình thỏa thuận với ông Goh nhưng khoản tiền chia mà Sơn khai phù hợp vì vai trò của 2 bị cáo tại Vinalines là ngang nhau và cũng chỉ 2 bị cáo có quyền quyết định đầu tư dự án nên nhận được những khoản bằng nhau.

Các chứng cứ khác như các lần chuyển tiền, rút tiền tại công ty Phú Hà tương ứng với những khoản tiền Sơn khai đã chuyển cho Dũng, Phúc.

Lần tại TP.HCM, khi Dũng đi công tác, Sơn mang đến phòng VIP khách sạn Victory một vali tiền, Dũng nói cảm ơn. Kết quả xác minh tại khách sạn này cho thấy, Dũng có lưu trú tại khách sạn, ở loại phòng tương ứng với nội dung Sơn khai.

Về việc đưa Phúc 10 tỷ đồng, tòa sơ thẩm nhận định, lời khai của Sơn phù hợp với lời khai của các nhân chứng Trần Thị Hải Huyền, Nguyễn Quang Hưng về những lần Sơn nhờ tài khoản để nhận tiền, rút tiền, đưa Sơn đến các địa điểm hẹn Phúc. Hai lần Hưng đưa Phúc đến nhà Sơn tại làng Quốc tế Thăng Long “chuyển tiền vụ ụ nổi”. Một lần, Sơn lấy tiền từ nhà em gái cho vào cặp đen 2,5 tỷ đồng mang đến quê Phúc ở An Hồng, An Sương, Hải Phòng…

Các từ bị cáo Sơn dùng để trao đổi với các nhân chứng là “bác Chủ tịch”, “bác Dũng Chủ tịch”, “bác Phúc tổng”… được xác định là Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc.

Với những chứng cứ nói trên có căn cứ để kết luận lời khai của Trần Hải Sơn về việc chia, chuyển tiền cho các bị cáo là đúng.

15h45: Về quan điểm của các luật sư, HĐXX khái quát, hành vi tham ô của Dương Chí Dũng, các luật sư của bị cáo nhận định chưa đủ căn cứ kết tội. Luật sư cho rằng cáo buộc của cáo trạng là sai vì ụ nổi không phải tàu biển, chỉ là các bị cáo nhận định không đúng, chỉ là thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng. Ngoài ra, khoản tiền 1,666 triệu USD không phải là của Vinalines nữa nên không thể cấu thành tội tham ô mà chỉ là nhận hối lộ nhưng nếu thế phải xác định được bên đưa bên nhận.

Luật sư của bị cáo Mai Văn Phúc đề nghị xác định lại hành vi của bị cáo có phải vi phạm hay không vì chỉ quá tin tưởng cấp dưới khi mới nhậm chức Tổng GĐ Vinalines nên ký tờ trình để HĐQT xem xét, không có vai trò quyết định dự án. Khoản tiền 1,666 triệu USD chuyển về tài khoản của công ty Phú Hà là thật nhưng không xác định được chủ sở hữu tài sản này. Vì vậy luật sư đề nghị tuyên Phúc không phạm tội tham ô tài sản.

15h10: Về hành vi tham ô 1,666 triệu USD, thông qua việc chỉ đạo ký kết hợp đồng mua ụ nổi 83M với AP, HĐXX nhận định GĐ công ty AP – ông Goh có quan hệ thân thiết trước đó với Dương Chí Dũng, đã nhờ Dũng ủng hộ việc bán ụ nổi này và được Dũng đồng ý. Trước đó, AP đã thỏa thuận mua ụ nổi này từ Nakhoka, Nga chỉ có giá 2,3 triệu USD.

Thỏa thuận về việc ăn chia số tiền, công ty môi giới Global Success nhận được 4,3 triệu USD trong đó có 1,666 triệu USD phải chuyển về Việt Nam qua một bên thứ 3 thông qua thư tín dụng, chính là công ty Phú Hà của em gái Trần Hải Sơn.

Trong thời gian năm 2008, Vinalines đã chuyển đủ số tiền 9 triệu USD cho AP làm 2 lần.

Kết quả điều tra cho thấy, ngày 18/6/2008, sau 5 ngày nhận đủ tiền mua ụ nổi, công ty AP đã chuyển về đủ 1,666 triệu USD về công ty Phú Hà. Trần Hải Sơn yêu cầu em gái rút tiền và đưa cho Dương Chí Dũng 10 tỷ đồng, Mai Văn Phúc 10 tỷ đồng, Trần Hữu Chiều 340 triệu đồng, còn lại 7,8 tỷ đồng Trần Hải Sơn chiếm hưởng cá nhân (cho em gái Trần Hải Hà 2 tỷ đồng).

Thực tế, ông Goh chỉ làm môi giới, biết trước chuyến đi khảo sát của Vinalines sang Nga, tổ chức việc thương thảo hợp đồng này. Ông Goh sau đó đã đến Việt Nam đàm phán trực tiếp về việc mua bán này. Bản thỏa thuận ngày 7/7/2007 được xác định đã quyết định những nội dung ăn chia trước khi mọi việc diễn ra theo “kịch bản” được dựng lên để hợp thức hóa các thủ tục.

Để thực hiện việc chuyển nhận 1,666 triệu USD, Trần Hải Sơn và ông Goh thống nhất lập 1 hợp đồng khống về việc liên doanh liên kết thực hiện một dự án giữa công ty AP với công ty Phú Hà. Số tiền về trót lọt, Trần Thị Hải Hà đã rút hơn 28 tỷ đồng đưa cho Sơn. Sơn đã chuyển 10 tỷ đồng cho Dương Chí Dũng 3 lần, Mai Văn Phúc 10 tỷ đồng làm 3 lần…

Việc Dương Chí Dũng khai Sơn chuyển cho 1 va ly tại TPHCM nhưng là va ly rượu, cơ quan điều tra đã cho đối chất giữa Dũng và Sơn, xác định đó là va ly đựng tiền 5 tỷ đồng.

Về mối quan hệ với ông Goh, ban đầu khi bị tạm giam, Dũng chối cho rằng không quan hệ nhưng sau đó khai lại là có quan hệ thân thiết với ông Goh từ 2000. Con gái Dũng sang Singapore học cũng nhờ ông Goh giới thiệu, thuê nhà, kiểm tra giúp. Vợ chồng Dũng từng sang Singapore, đến nhà ông Goh chơi và gia đình ông Goh cũng từng sang Việt Nam, đến nhà Dũng chơi.

Mai Văn Phúc cũng được xác định đã gặp ông Goh tại Vinalines, thỏa thuận trước các nội dung trong thương vụ ụ nổi 83M. Sau đó ông Goh mới gặp Trần Hải Sơn thông báo nhận tiền “lại quả” theo thỏa thuận của ông Goh với Dũng, Phúc.

HĐXX lập luận, chỉ có thỏa thuận thì mới có việc AP chuyển lại 1,666 triệu USD. Chỉ có Dũng, Phúc có thẩm quyền quyết định mới thảo thuận được việc này. Trần Hải Sơn không lý gì tự nhiên chia tiền cho Dũng, Phúc nếu không có chỉ đạo. Sơn cũng không đủ thẩm quyền quyết định mọi việc nếu không có ý kiến của Dũng, Phúc.

14h45: HĐXX tóm tắt hành vi phạm tội của các bị cáo với 2 tội danh trên. Cả phiên tòa yên lặng đứng lắng nghe. Bị cáo Chiểu và bị cáo Loan vì sức khỏe nên được HĐXX cho phép ngồi để nghe tuyên án.

Trong phần nghị án, tòa nhận định, Vinalines là DNNN 100% vốn nhà nước, hoạt động theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng chính phủ. Khi dự án chưa được phê duyệt bổ sung vào quy hoạch ngành hàng hải, Dương Chí Dũng đã ký quyết định hợp thức hóa thông tin về ụ nổi 83M theo đúng quy chế để Dương Chí Dũng ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư mua ụ nổi với giá ban đầu 14,5 triệu USD, sau đó lại ký quyết định điều chỉnh tổng mức đầu tư mua ụ nổi lên 19,5 triệu USD.

Hành vi cố ý làm trái với mua ụ nổi gây thiệt hại 367 tỷ đồng. Trước hết, hành vi của Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều, HĐXX xác định, ngày 9/2/2006 Dũng ký văn bản gửi Bộ GTVT đề nghị bổ sung dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam vào quy hoạch. Bộ GTVT sau đó đã có văn bản gửi Thủ tướng chấp thuận về nguyên tắc cho chủ trương này. Tiếp đó, theo quy định, Bộ sẽ phải cập nhật dự án này vào quy hoạch ngành.

Thủ tướng sau đó cũng đồng ý vấn đề này nhưng yêu cầu Bộ cập nhật quy hoạch, báo cáo lại Thủ tướng.

Dù chưa được chính thức đồng ý, nhưng ngày 3/5/2007, Phúc đã ký quyết định lập BQLDA nhà máy sửa chữa tàu biển này do Trần Hữu Chiều làm Trưởng Ban với tổng mức đầu tư trên 3000 tỷ đồng. Theo quy định, giá trị đầu tư dự án trên 1000 tỷ đồng do Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư. Việc làm của Vinalines như này được xác định “phạm lệnh” Thủ tướng. Dự án có nội dung lắp đặt một ụ nổi sức nâng trên 1.500 tấn. Hành vi trên của 4 bị cáo được xác định cố ý làm trái.
Vẻ mặt điềm tĩnh của bị cáo Dương Chí Dũng tại tòa

Dương Chí Dũng cố giữ vẻ mặt điềm tĩnh tại tòa

Trong việc đầu tư, khảo sát, tổ chức đấu thầu đối với ụ nổi 83M, Vinalines không có thông báo chào thầu nhưng cũng có hai đơn vị chào bán hàng, một của Mỹ nhưng Vinalines không xem xét phương án này, chỉ quyết định khảo sát món hàng của Nga rao bán.

Tại cảng Nakhodka (Nga), đoàn khảo sát chỉ làm việc với GĐ Cty AP Goh Hoon Seow mà không làm việc trực tiếp với chủ sở hữu trong khi giá phía Nga đưa ra đàm phán chỉ dưới 5 triệu USD. Thực hiện sự chỉ đạo của Dũng, Phúc, Triều, Sơn đã gặp đăng kiểm viên Lê Văn Dương để nghị lập báo cáo khảo sát không đúng thực tế về ụ nổi này.

Theo đó, Dũng phê duyệt việc mua ụ nổi với giá 14,5 triệu USD với phương thức mua rồi sửa chữa, sau lai dắt về Việt Nam. Sau đó Dũng lại điều chỉnh tổng mức đầu tư lên 19,5 triệu USD (giá ụ nổi là 9 triệu USD) do thay đổi phương thức vận chuyển, đưa lên tàu nâng trọng tải lớn đưa về Việt Nam.
Về việc thanh toán thương vụ mua bán ụ nổi 83M, kế toán trưởng Bùi Thị Bích Loan được xác định, bị cáo biết Vinalines không cung cấp đầy đủ thủ tục mua ụ nổi (18 loại giấy tờ) nhưng vẫn quyết định chuyển tiền ký quỹ (900.000 USD) cho công ty AP. Khoản 8,1 triệu USD còn lại, dù không đủ thủ tục, hồ sơ thanh toán còn nhiều khiếm khuyết, đáng ra Loan phải báo cáo Bộ GTVT về việc này. Tuy nhiên, Loan duyệt chi mà không ký vào mục kế toán trưởng theo quy định.
Việc mua bán này đã gây thiệt hại gần 367 tỷ đồng. Các bị cáo như thế đã làm trái luật Thương mại, luật Đấu thầu, luật Kế toán.

Về hành vi của các cán bộ Hải quan trong việc thông quan ụ nổi 83M. 6/6/2008 ụ nổi cập cảng Vân Phong (Khánh Hòa). Hồ sơ tại đây chỉ có hợp đồng mua bán u nổi, hóa đơn thương mại do Vinalines phát hành với nội dung ụ nổi là tàu biển sản xuất năm 1965.

Huỳnh Hữu Đức là phó cục trưởng nhận được báo cáo của Lê Ngọc Triện, dù biết ụ nổi cũ, vi phạm nhưng vẫn chuyển yêu cầu cho công chức cấp 3 Lê Văn Lừng duyệt trình Đức ký quyết định cho thông quan.

Bản kết luận giám định đã nêu, tính đến thời điểm được thông quan này, ụ nổi 43 tuổi, không đủ điều kiện nhập khẩu. Như vậy các bị cáo Đức, Triện, từng đã làm trái quy định luật Hải quan, Hàng hải, tạo điều kiện cho Vinalines nhập khẩu ụ nổi này trái phép, gây thiệt hại hiện nay.

Đủ cơ sở quyết định Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc và các bị cáo khác cố ý làm trái. Tính hết vụ án, ụ nổi này đã gây thiệt hại 525 tỷ đồng, đối trừ một số khoản chi phí hợp lý (37 tỷ mua ụ nổi, vận chuyển, bảo hiểm… ) thì còn lại 367 tỷ đồng.

Về hành vi tham ô 1,666 triệu USD thông qua việc chỉ đạo ký kết hợp đồng mua ụ nổi 83M với AP, HĐXX nhận định GĐ công ty AP – ông Goh có quan hệ thân thiết trước đó với Dương Chí Dũng, đã nhờ Dũng ủng hộ việc bán ụ nổi này và được Dũng đồng ý. Trước đó, AP đã thỏa thuận mua ụ nổi này từ Nakhoka, Nga chỉ có giá 2,3 triệu USD.

Thỏa thuận về việc ăn chia số tiền, công ty môi giới Global Success nhận được 4,3 triệu USD trong đó có 1,666 triệu USD phải chuyển về Việt Nam qua một bên thứ 3 thông qua thư tín dụng, chính là công ty Phú Hà của em gái Trần Hải Sơn.
Trong thời gian năm 2008, Vinalines đã chuyển đủ số tiền 9 triệu USD cho AP làm 2 lần.

Kết quả điều tra cho thấy, ngày 18/6/2008, sau 5 ngày nhận đủ tiền mua ụ nổi, công ty AP đã chuyển về đủ 1,666 triệu USD về công ty Phú Hà. Trần Hải Sơn yêu cầu em gái rút tiền và đưa cho Dương Chí Dũng 10 tỷ đồng, Mai Văn Phúc 10 tỷ đồng, Trần Hữu Chiều 340 triệu đồng, còn lại 7,8 tỷ đồng Trần Hải Sơn chiếm hưởng cá nhân (cho em gái Trần Hải Hà 2 tỷ đồng).

Thực tế, ông Goh chỉ làm môi giới, biết trước chuyến đi khảo sát của Vinalines sang Nga, tổ chức việc thương thảo hợp đồng này. Ông Goh sau đó đã đến Việt Nam đàm phán trực tiếp về việc mua bán này. Bản thỏa thuận ngày 7/7/2007 được xác định đã quyết định những nội dung ăn chia trước khi mọi việc diễn ra theo “kịch bản” được dựng lên để hợp thức hóa các thủ tục.
Để thực hiện việc chuyển nhận 1,666 triệu USD, Trần Hải Sơn và ông Goh thống nhất lập 1 hợp đồng khống về việc liên doanh liên kết thực hiện một dự án giữa công ty AP với công ty Phú Hà. Số tiền về trót lọt, Trần Thị Hải Hà đã rút hơn 28 tỷ đồng đưa cho Sơn. Sơn đã chuyển 10 tỷ đồng cho Dương Chí Dũng 3 lần, Mai Văn Phúc 10 tỷ đồng làm 3 lần…

Việc Dương Chí Dũng khai Sơn chuyển cho 1 va ly tại TPHCM nhưng là va ly rượu, cơ quan điều tra đã cho đối chất giữa Dũng và Sơn, xác định đó là va ly đựng tiền 5 tỷ đồng.

Về mối quan hệ với ông Goh, ban đầu khi bị tạm giam, Dũng chối cho rằng không quan hệ nhưng sau đó khai lại là có quan hệ thân thiết với ông Goh từ 2000. Con gái Dũng sang Singapore học cũng nhờ ông Goh giới thiệu, thuê nhà, kiểm tra giúp. Vợ chồng Dũng từng sang Singapore, đến nhà ông Goh chơi và gia đình ông Goh cũng từng sang Việt Nam, đến nhà Dũng chơi.
Mai Văn Phúc cũng được xác định đã gặp ông Goh tại Vinalines, thỏa thuận trước các nội dung trong thương vụ ụ nổi 83M. Sau đó ông Goh mới gặp Trần Hải Sơn thông báo nhận tiền “lại quả” theo thỏa thuận của ông Goh với Dũng, Phúc.

HĐXX lập luận, chỉ có thỏa thuận thì mới có việc AP chuyển lại 1,666 triệu USD. Chỉ có Dũng, Phúc có thẩm quyền quyết định mới thảo thuận được việc này. Trần Hải Sơn không lý gì tự nhiên chia tiền cho Dũng, Phúc nếu không có chỉ đạo. Sơn cũng không đủ thẩm quyền quyết định mọi việc nếu không có ý kiến của Dũng, Phúc.

Các bị cáo đứng dậy nghe tuyên án

Các bị cáo đứng dậy nghe tuyên án

14h35: HĐXX bắt đầu làm việc

Dương Chí Dũng, tuyên án, xét xử, mua nhà, ụ nổi, tham ô tài sản

Dương Chí Dũng, tuyên án, xét xử, mua nhà, ụ nổi, tham ô tài sản

Dương Chí Dũng, tuyên án, xét xử, mua nhà, ụ nổi, tham ô tài sản

Hội đồng xét xử chuẩn bị tuyên án vụ Dương Chí Dũng.

14h: Các bị cáo đã chờ đông đủ trước tòa. Bị cáo Dương Chí Dũng nhìn vẫn bình thản trước giờ tuyên án, ngồi sau là ông Phúc nhìn khá căng thẳng, thỉnh thoảng thở dài.

Có 10 bị cáo bị truy tố bởi 2 tội Cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản.

Dương Chí Dũng, tuyên án, xét xử, mua nhà, ụ nổi, tham ô tài sản
Các bị cáo trước giờ tuyên án. (Ảnh: T.Nhung)

Theo cáo buộc của VKS, từ đầu năm 2007 đến cuối năm 2008, Vinalines triển khai dự án nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam và quyết định việc mua ụ nổi 83M - một hạng mục quan trọng trong dự án - gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 366 tỉ đồng, tham ô hơn 28 tỷ đồng.

Móc ngoặc với công ty AP nâng giá khống tiền mua ụ nổi.

Trên thực tế, ụ nổi 83M do Nhật Bản sản xuất từ năm 1965, đã 43 tuổi, bị hư hỏng nhiều và không còn hoạt động, được bán với giá 2,3 triệu USD (tương đương 37 tỷ đồng theo tỷ giá năm 2008).

Dương Chí Dũng, tuyên án, xét xử, mua nhà, ụ nổi, tham ô tài sản
Viện kiểm sát đã đề nghị tuyên án tử hình bị cáo Dương Chí Dũng.

Dù vậy, Vinalines đã mua chiếc ụ nổi này qua công ty môi giới có tên là AP (Singapore) với giá 9 triệu USD.

Tổng mức đầu tư chiếc ụ nổi này do Dương Chí Dũng ký quyết định phê duyệt là gần 20 triệu USD.

Dương Chí Dũng và các đồng phạm biết rõ chiếc ụ nổi này hư hỏng nhiều, không hoạt động được, không đủ điều kiện để lưu hành nhưng vẫn tìm cách móc nối với nhau để hợp thức hóa thủ tục đưa ụ nổi từ Nga về Việt Nam.

Lê Ngọc Triện, Lê Văn Lừng và Huỳnh Hữu Đức, của Chi cục Hải quan Tân Phong (tỉnh Khánh Hòa), đã giúp sức để đưa ụ nổi về Việt Nam.

Dương Chí Dũng được xác định có vai trò chủ mưu, cầm đầu, các bị can có vai trò đồng phạm tích cực, phạm vào tội Cố ý làm trái các quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Với thương vụ trên, Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc, Trần Hữu Chiều, Trần Hải Sơn được đối tác nước ngoài “lại quả” 1,66 triệu USD (khoảng hơn 28 tỷ đồng).

Trong đó, Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc được chia mỗi người 10 tỷ đồng, Trần Hải Sơn hơn 7,8 tỉ đồng và Trần Hữu Chiều 340 triệu đồng...

Theo đó, VKS đề nghị các bị cáo trên với mức án:

1. Dương Chí Dũng (SN 1957, cựu Chủ tịch HĐQT Vinalines): tử hình cho cả 2 tội.

2. Mai Văn Phúc (SN 1957, cựu Tổng GĐ Vinalines): tử hình cho cả 2 tội.

3. Trần Hải Sơn (SN 1960, cựu Tổng GĐ Cty TNHH sửa chữa tàu biển Vinalines): 28-30 năm tù

4. Trần Hữu Chiều (SN 1952, cựu Phó Tổng GĐ Tổng cty Hàng hải Việt Nam): 22-24 năm tù.

5. Bùi Thị Bích Loan (SN 1963, cựu Kế toán trưởng Vinalines) : 6-8 năm tù.

6. Mai Văn Khang (SN 1958, cựu Phó Tổng GĐ Cty TNHH một thành viên Vận tải viễn dương Vinashin (thuộc Tổng Cty Hàng hải Việt Nam): 8-10 năm tù.

7. Lê Văn Dương (SN 1970, Đăng kiểm viên – Cục Đăng kiểm Việt Nam): 6-8 năm tù.

8. Huỳnh Hữu Đức (SN 1965, cựu Phó chi cục trưởng Chi cục hải quan Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa): 6-8 năm tù.

9. Lê Ngọc Triện (SN 1964, cựu Đội trưởng Đội nghiệp vụ Chi cục hải quan Vân Phong): 6-8 năm tù.

10. Lê Văn Lừng (SN 1959, cán bộ Chi cục hải quan Vân Phong) : 6-8 năm tù.

Theo Dân trí/VNN

Các tin cũ hơn