Cuộc bầu cử năm nay tại Mỹ sẽ có tính chất quyết định tới Tổng thống Barack Obama. |
Năm bầu cử quyết định
Năm 2014 bầu cử sẽ diễn ra tại Ấn Độ (gần 800 triệu cử tri), tại Mỹ (gần 200 triệu cử tri), cũng như tại Indonesia, Brazil, Cộng hòa Nam Phi và Nigeria. Ngoài ra, tại châu Âu cũng sẽ diễn ra bầu cử Nghị viện châu Âu (gần 400 triệu công dân có quyền bầu cử). Tại Mỹ, cuộc bầu cử sẽ có tính quyết định đối với Tổng thống Mỹ Barak Obama, (nếu như đảng Dân chủ Mỹ giành thắng lợi tại Hạ viện) hoặc đảng Cộng hòa giành thắng lợi tại Thượng viện hoặc có thể mọi việc vẫn diễn ra như cũ.
Bầu cử tại châu Âu sẽ là phép thử xem liệu châu Âu có vượt qua khủng hoảng hay không. Kết quả sẽ thể hiện rõ số lượng những người tham gia bầu cử. Các chính khách như Thủ tướng Đức Angela Merkel có thể cứu được khu vực đồng Euro và bản thân EU khỏi một cuộc sụp đổ, nhưng điều đó đòi hỏi phải trả giá đắt, trong đó có cả lòng tin vào dự án châu Âu.
Hiện nay EU đang tồn tại mối liên kết giữa người dân phía Nam đang phải thắt lưng buộc bụng, còn dân chúng phía Bắc phụ thuộc hơn và tất cả đang phải có những quyết định liên quan đến các thiết chế như Ngân hàng trung ương châu Âu, nhưng các cử tri không hề có quyền quyết định nào.
Điều đó đang mang lại lợi thế cho các lực lượng dân túy như “Bình minh vàng” ở Hy Lạp hoặc đảng Giuseppe Grillo ở Italia (Ít ra họ cũng không nói đến sự cần thiết tiến hành những cuộc cải cách đau lòng), cũng như họ cũng tin rằng tất cả đều do các nhà kỹ trị quyết định hết, còn các cử tri chả có ảnh hưởng gì. Do vậy, họ thấy không cần thiết phải đến hòm phiếu để làm gì.
Người đứng đầu Hội đồng về quan hệ quốc tế châu Âu Mark Leonard còn nhận định rằng năm 2014 là năm sẽ thuộc về những thủ lĩnh của các đảng hoài nghi và bài ngoại châu Âu: Marine Le Pen của Pháp, Nigel Farage của Anh và Geert Wilders của Hà Lan.
Ngoài ra, năm 2014 còn là năm quyết định của Scotland là họ có còn nằm trong thành phần của Vương quốc Anh hay tách ra độc lập.
Năm của những làn sóng bất ổn
Theo tạp chí Economist, năm 2014 có 65 quốc gia sẽ rơi vào nhóm dễ xảy ra bùng nổ làn sóng bất ổn xã hội. Những hành động phản đối hoặc thậm chí cả cách mạng dễ diễn ra ở Trung Đông, Bắc Phi, Nam Âu, kể cả khu vực Balkan và các quốc gia hậu Xô Viết.
Những nhân tố tác động đến dân chúng có xu hướng bất mãn là sự phân hóa ngày càng tăng giữa thu nhập của các tầng lớp nhân dân, sự lãnh đạo không hiệu quả của các nhà lãnh nhà nước và gia tăng căng thẳng giữa các sắc tộc.
Tuy nhiên, trước hết làn sóng xã hội là do cuộc khủng hoảng niềm tin gia tăng trong những năm gần đây làm xói mòn nền tảng của dân chủ và ảnh hưởng không chỉ đến sự tham gia bầu cử của các cử tri, mà còn tác động đến hiệu quả của những hành động chống chính quyền.
Dân chúng mất niềm tin ở các nhà lãnh đạo, cho nên mới dẫn đến những sự kiện phản kháng của Mùa xuân A rập, sự phản kháng của phố Wall Street cho đến những hành động chống đối ở Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và quảng trưởng Độc lập ở Ukraina, nhưng nói chung không có người cầm đầu, nên kết quả là đa số những phong trào đó không đạt được mục tiêu của mình.
Năm 2014 tiếp nối những vấn đề cũ và với những điểm nóng vẫn cháy âm ỉ. Cuộc xung đột kéo dài ba năm nay ở Syria khó có thể giải quyết được bằng biện pháp hòa bình, vấn đề chương trình hạt nhân Iran và hy vọng tiến bộ của các cuộc thương lượng với Tổng thống Iran Hasan Ruhani. Cuối cùng là vấn đề xung đột triền miên của Israel và Palestine, mà duy chỉ có Ngoại trưởng Mỹ John Kerry mới bày tỏ niềm lạc quan giải quyết vấn đề này trong tương lai.
Hơn nữa,Washington có vẻ ngày càng ít quan tâm hơn đến phổ biến tự do và dân chủ. Những sự kiện ở Lybia và Syria cho thấy Mỹ không muốn tiến hành một cuộc chiến mà cái giá phải trả là mạng sống của các binh sĩ Mỹ.
Thay vì cử binh lính Mỹ đến những khu vực xung đột, Obama thích sử dụng máy bay không người lái và áp dụng cấm vận. Sau 13 năm bị chiếm đóng và hàng ngàn người thiệt mạng, tình trạng ‘ổn định’ và vấn đề trung thành với các nguyên tắc tự do dân chủ tại Afghanistan vẫn chẳng có gì thay đổi.
Theo VNN