Điều này khiến người dân đặt vấn đề: Phải chăng người Sài Gòn đang quá thờ ơ với văn hóa giao thông?
Biển cấm to đùng, vẫn vô tư đi ngược chiều
Cho dù có biển cấm to đùng ngay đầu hẻm, người dân vẫn vô tư đi vào đường một chiều. |
Vào một buổi chiều cuối tháng 2, chúng tôi có mặt tại con hẻm trên khi chưa đến giờ cao điểm kẹt xe. Nhưng thật ngạc nhiên khi quá nhiều người dân vô tư đi ngược chiều vào con hẻm này như chưa từng có lệnh cấm.
Không chỉ xe gắn máy, việc người đi bộ cố tình đi ngược chiều rất dễ xảy ra va chạm giao thông. |
Không chỉ có xe máy mà cả người đi xe đạp, xe ba bánh tự chế, người đi bộ cũng cố tình đi ngược chiều, dù rằng ai cũng biết đây là con hẻm chỉ được phép lưu thông một chiều (chiều đi vào).
Ngay cả những người mặc áo xanh, lực lượng dân quân cũng cố tình đi ngược chiều làm xấu hình ảnh của ngành trong mắt người dân. |
“Có nhiều khi tôi đi ngang qua đây, thấy người đi trước đi được thì tôi cũng đi vào thôi, chứ cũng chẳng để ý lắm tới biển báo giao thông”.
Không chỉ xe gắn máy mà xe ba bánh cũng đi ngược chiều, gây bất bình trong người dân địa phương. |
Mỗi ngày, ước chừng đã có khoảng vài ngàn người dân vi phạm giao thông ở khu vực này. Một số người dân đánh giá đây là khu vực có lượng người đi ngược chiều nhiều nhất trong số các tuyến đường tại TP.HCM.
Kẹt xe, hồn nhiên đi lên vỉa hè
Một cảnh tượng dễ bắt gặp tại các con đường ở TP.HCM là cứ xảy ra nạn kẹt xe, người dân sẽ tranh giành nhau đi lên vỉa hè, lề đường, mà không biết rằng mình đang làm xấu đi hình ảnh văn hóa giao thông của người dân Sài thành.
17h vào một chiều giữa tháng 2, lượng người và xe lưu thông qua ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Lý Chính Thắng (Q.3) ken chặt, đặc biệt là xe theo hướng từ đường Lý Chính Thắng tỏa ra đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa.
Hình ảnh mạnh ai nấy leo lên vỉa vè vào giờ cao điểm trên đường Lý Chính Thắng. |
Một người dân ngán ngẩm khi gặp cảnh kẹt xe, leo lên lề cũng không có lối đi nên đành tắt máy đứng chờ. |
Lúc này, mọi người nhanh chóng tìm mọi cách để thoát khỏi dòng xe ùn ứ.