Xếp hàng ăn cơm 2.000 đồng ở Sài Gòn

Thứ bảy, 12/07/2014, 10:14
2.000 đồng một suất cơm, từ người quản lý đến tình nguyện viên đều phục vụ không lương, quán cơm, nhà hàng cơm từ thiện ở TP.HCM đã mở rộng thành hệ thống rộng lớn.

Quán thường quyên có các bạn sinh viên, học sinh, nhân viên văn phòng đến tham gia làm tình nguyện viên. Các bạn tình nguyên viên của trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM cùng nhân viên của quán chuẩn bị thức ăn

Là một hoạt động từ thiện ý nghĩa nên hệ thống quán cơm 2.000 đồng mang tên 'Nụ cười' nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cá nhân, nhà hảo tâm quyên góp và tài trợ. Hiện nay tất cả các quán đều có thể tự mình hoạt động ổn định mà chưa cần dùng đến nguồn vốn của quỹ tình thương. Quán thường quyên có các bạn sinh viên, học sinh, nhân viên văn phòng đến tham gia làm tình nguyện viên. Trong ảnh là nhóm của đại học Bách Khoa TP.HCM cùng nhân viên của quán chuẩn bị thức ăn.

Sau khi chuẩn bị xong các phần cơm nhân viên quán cùng các bạn tình nguyện viên ăn sớm để đúng 11g là đón khách.

Sau khi chuẩn bị xong, đội ngũ nhân viên quán cùng các bạn tình nguyện viên tranh thủ ăn sớm để đến 11h có sức tiếp đón khách.

Sắp đến giờ phục vụ bắt đầu dọn sẵn cơm ra bàn, chỉ với 2000 nhưng cơm được ăn thoải mái không hạn chết, đảm bảo tất cả khách đều no bụng.

Sắp đến giờ phục vụ, các thanh niên tình nguyện bắt đầu dọn sẵn cơm ra bàn. Chỉ với 2.000 đồng mà khách được ăn thoải mái không hạn chế, đảm bảo tất cả đều no bụng.

JPGĐây một phần cơm với đầy đủ cơm, thịt, rau, canh. Dù là một phần cơm rất rẻ song tất cả đều đảm bảo vệ sinh an toàn.

Một phần cơm với đầy đủ cơm, thịt, rau, canh. Dù rất rẻ nhưng tất cả đều đảm bảo vệ sinh, an toàn.

Mỗi ngày đều có nhiều cá nhân đến đóng góp, mà trong đó có rất nhiều bạn trẻ. Bạn nữ này góp 10 chai nước tương cùng nhiều gia vị nấu ăn khác.

Mỗi ngày đều có nhiều cá nhân đến đóng góp trong đó có rất nhiều bạn trẻ. Một phụ nữ góp 10 chai nước tương cùng nhiều gia vị nấu ăn khác.

Chưa đến giờ cơm song có một vị khách đến sớm và bị mù nên được các ưu tiên vào dùng trước. Các bạn tình nguyên viên nhiệt tình giúp đỡ dẫn khàch vào chỗ ngồi, lấy cơm sao cho thuận tiện nhất.

Chưa đến giờ cơm song có một vị khách đến sớm và bị khiếm thị nên được ưu tiên vào dùng trước. Các bạn tình nguyện viên nhiệt tình giúp đỡ dẫn khách vào chỗ ngồi, lấy cơm sao cho thuận tiện nhất.

Gần 11g bắt đầu đông khách đến xếp hàng. Gồm rất nhiều thành phần khác nhau, song chủ yếu là người lao động nghèo bán vé số, bán báo, chạy xích lô, xe ôm, lượm bọc nilon.

Ngày nào cũng vậy, gần 11h khách đến xếp hàng khá đông. Thành phần chủ yếu là người lao động nghèo bán vé số, bán báo, chạy xích lô, xe ôm, lượm ve chai. Mọi người đều rất ý thức xếp hàng không hề có cảnh chen lấn xô đẩy.

Đúng giờ khách bắt đầu vào ăn rất đông, nhưng mọi người đều có tinh thần tự giác rất cao, sau khi trả tiến lấy phiếu rồi nhận phần ăn và vào chỗ ngồi một cách trật tự, không hề chen lấn, ồn ào. Mọi người để hiểu ngoài kia còn người đợi nên sau khi ăn xong là tự giác đứng dậy cất mâm và nhanh chóng ra ngoài nhường chỗ cho người khác.

Mọi người tới đây đều có tinh thần tự giác rất cao, sau khi trả tiến lấy phiếu rồi nhận phần ăn bước vào chỗ ngồi một cách trật tự, không hề chen lấn, ồn ào. Sau khi ăn xong họ tự giác đứng dậy cất mâm và nhanh chóng ra ngoài nhường chỗ cho người mới đến.

Chú Lê Đình Phương quê Phú Yên, đã 79 tuối. Chú bị tật ở chân nên phải ngồi xe lăn đi bán vé số. Ngày nào cũng đều đặn đúng giờ chú ghé để ăn cơm. Chú chia sẻ cơm ăn ngon và các em tình nguyện viên rất tốt, đều bưng cơm ra giúm chú chứ không phải xếp hàng như mọi người do bất tiện.

Ông Lê Đình Phương (quê Phú Yên, 79 tuổi) bị tật ở chân nên phải ngồi xe lăn đi bán vé số. Ngày nào cũng đều đặn đúng giờ, ông ghé quán để ăn cơm. Ông bảo, cơm ăn ngon còn các em tình nguyện viên rất tốt, đều biết ý bưng cơm ra giúp người tàn tật nên ông không phải xếp hàng như khách khác.

Những trường hợp khách đến ăn gặp khó khăn đều được các bạn tình nguyện viên giúp đỡ chu đáo. Có khi các khách đến ăn lâu ngày thân thiết cùng nhau cũng giúp đỡ nhau rất chân thành. Như chị Thúy lúc nào cũng trò chuyện và giúp bác Hai đây.

Những trường hợp khách đến ăn gặp khó khăn đều được các bạn tình nguyện viên giúp đỡ chu đáo. Có khi các khách đến ăn lâu ngày thân thiết cùng nhau cũng giúp đỡ nhau rất chân thành. Trong ảnh là chị Thúy, luôn luôn trò chuyện và giúp bác Hai như người thân trong nhà.

Với 2000/phần cơm, quán phải bù thêm 12000. Bên cạnh đó tất cả những người quản lý, tình nguyện viên đều hoạt động không lương. Tất cả tiền tài trợ đều chi trực tiếp cho bữa ăn, và dùng cho các hoạt động sữa chữa quán.

Với 2.000 đồng/phần cơm, quán phải bù thêm 12.000 đồng. Bên cạnh đó, tất cả những người quản lý, tình nguyện viên đều hoạt động không lương. Tất cả tiền tài trợ đều chi trực tiếp cho bữa ăn, và dùng cho các hoạt động sửa chữa quán.

Có nhiều bạn trẻ đến quán dùng cơm rồi khi ra về gửi lại một số tiến lớn để đóng góp cho quỹ, hai bạn trẻ này sau khi dùng cơm đã gửi lại số tiền 300.000. Các bạn trẻ khi đóng góp đều không muốn để lại tên. Các bạn chia sẻ chỉ muốn góp một phần nhỏ cho những người thật sự cần đã là niềm vui rồi

Có nhiều người đến quán dùng cơm rồi khi ra về tặng quán một số tiền lớn để đóng góp cho quỹ. Hai bạn trẻ trong ảnh đã để lại 300.000 đồng và không chịu cho biết tên. "Em chỉ muốn góp một phần nhỏ cho những người thật sự cần, đó đã là niềm vui rồi", cô gái nói.

16.	Có rất nhiều những câu chuyện xúc động về các bạn tình nguyện viên như anh Bùi Quang Long làm tài xế, cứ trưa được nghỉ anh lại chạy qua quán phụ giúp rồi lại tất cả về làm việc. Hay như chị Nhung là nhân viên văn phòng, song cứ trưa nghỉ lại chạy qua phụ giúp.

Có rất nhiều những câu chuyện xúc động về các bạn tình nguyện viên, trong đó có chuyện của anh Bùi Quang Long. Tài xế này cứ 12h được nghỉ lại chạy qua quán phụ giúp xong xuôi lại vội chạy về làm việc. Quán còn có chị Nhung, một nhân viên văn phòng, hay phụ giúp giờ cao điểm buổi trưa.

17.	Chú Năm Đồng là người đồng sáng lập ra hệ thống quán cơm Nụ Cười. hiện nay chú và vợ chú quản lý các quán Nụ Cười 1,2,6. Khi trò chuyện chú luôn canh cánh trong lòng: phải làm sao để tìm được những mặt bằng lớn hơn, mở được nhiều “Nụ cười” hơn để phục vụ được thêm nhiều người nghèo cần giúp đỡ.

Chú Năm Đồng là người đồng sáng lập ra hệ thống quán cơm Nụ Cười. hiện nay chú và vợ chú quản lý các quán Nụ Cười 1,2,6. Khi trò chuyện chú luôn canh cánh trong lòng, phải làm sao để tìm được những mặt bằng lớn hơn, mở được nhiều “Nụ cười” hơn để phục vụ được thêm nhiều người nghèo.

Hệ thống các quán cơm Nụ Cười:

-       Nụ cười 1: 6 Cống Quỳnh, Q.1 (hoạt động từ thứ 5 đến thứ 7).

-       Nụ cười 2: 46/22 Nguyễn Ngọc Nhựt, Q.Tân Phú (hoạt động từ thứ 5 đến thứ 7).

-       Nụ cười 3: 298A Huỳnh Tấn Phát. Q.7 (hoạt động thứ 2,4,6)

-       Nụ cười 4: 132 Bến Vân Đồn, Q.4 (hoạt động 3,5,7)

-       Nụ cười 6: 43 đường Trưng Trắc, Q.Thủ Đức. (hoạt động 3,5,7).

Theo Zing

Các tin cũ hơn