Hồi tháng 12 năm ngoái, hàng ngàn người đã tập trung tại ngôi làng Qunu để tham dự lễ tang của cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela. Tuy nhiên, một hành động "bất thường" giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Cuba đã trở thành đề tài nóng được đăng tải trên các kênh truyền thông bên cạnh lễ tang cố Tổng thống Mandela.
Theo đó, khi đang sải bước tiến tới chiếc micro để đọc bài điếu văn, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã dừng lại và bắt tay nhà lãnh đạo Cuba Raul Castro. Đây là lần đầu tiên, hai nhà lãnh đạo Mỹ - Cuba bắt tay nhau. Hành động này đã phần nào hé lộ khả năng hai nước sẽ phá bỏ mối quan hệ băng giá từ thời Chiến tranh Lạnh.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ - Cuba bắt tay nhau tại buổi lễ tang cố Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela. |
Theo Newsweek, thực tế, các nhà lãnh đạo Mỹ và Cuba đã tiến hành thảo luận trong suốt 6 tháng về cách thức chấm dứt tình trạng thù địch kéo dài hàng thập niên giữa hai nước.
Tuy nhiên, theo các cựu quan chức trong Nhà Trắng, cuộc đàm phán tưởng chừng đã sụp đổ khi phía Washington yêu cầu Cuba thả một điệp viên Mỹ bị giam tại Cuba trong 20 năm để đổi lấy 3 tù nhân Cuba bị giam tại Mỹ kể từ những năm cuối thập niên 90.
Mọi thứ đã thay đổi khi đến phút chót, một cuộc họp quan trọng đã được tổ chức tại Vatican dưới sự chủ trì của Giáo hoàng Francis. Đỉnh điểm là hôm 17/12, Tổng thống Obama đã ra một tuyên bố quan trọng về việc bình thường hóa các mối quan hệ ngoại giao với Havana. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Cuba thả Alan Gross, nhân viên cứu trợ nhân đạo người Mỹ bị cáo buộc làm gián điệp và bị giam tại Cuba trong 5 năm.
Ngoài ra, một trong những động thái quan trọng trong tiến trình cải thiện mối quan hệ giữa Mỹ và Cuba là việc Washington bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế áp đặt với Havana từ năm 1960 dưới thời Tổng thống Dwight D. Eisenhower.
Thực tế, không lâu sau lên nắm quyền Tổng thống Mỹ vào năm 2009, ông Obama đã nhanh chóng xóa bỏ các rào cản đi lại và chuyển khoản đối với người dân Cuba và người Mỹ gốc Cuba. Ngoài ra, ông Obama còn cho phép các công ty viễn thông Mỹ lắp đặt đường truyền vệ tinh và cáp quang giữa hai nước.
Song, những kỳ vọng về việc cải thiện mối quan hệ với Havana đã bị gián đoạn khi Gross, một nhà thầu cho Cơ quan Phát triển của Mỹ, đã bán các thiết bị viễn thông bất hợp pháp cho Cuba và bị Havana cáo buộc tội gián điệp sau đó bắt giam. Năm 2011, tòa án Cuba cáo buộc ông Gross âm mưu lật đổ chính quyền và tuyên án 15 năm tù giam.
Tù nhân người Mỹ Goss đoàn tụ cùng vợ hôm 17/12. |
Theo Newsweek, trong 4 năm qua, gia đình Gross và các luật sư đã nhiều lần thuyết phục chính phủ Mỹ đổi 3 tù nhân Cuba bị buộc tội làm gián điệp để đưa Gross về nước. Một mặt khi công khai trước dư luận, chính phủ Mỹ đã từ chối đề xuất này và khẳng định ông Gross không làm gián điệp.
Tuy nhiên, sau tấm rèm chính trị, Bộ Ngoại giao Mỹ đã đàm phán với giới lãnh đạo Cuba để thả tự do cho. Ban đầu, các cuộc thảo luận này được kỳ vọng có thể giải quyết bất đồng giữa hai nước nhưng nó lại nhanh chóng biến thành những hiểu nhầm chính trị trong nước.
Điển hình, vào năm 2011, Washington đã hủy bỏ các chương trình của Cơ quan phát triển quốc tế Mỹ mà ông Gross từng tham gia. Tuy nhiên, vào đầu năm 2013, theo một cựu quan chức Nhà Trắng giấu tên, viễn cảnh về mối quan hệ giữa Mỹ - Cuba đã bắt đầu có những biến chuyển tích cực.
Những chính sách cải cách kinh tế gần đây của Cuba như mở cửa tự do cho một số lĩnh vực kinh doanh đã diễn ra khá suôn sẻ và điều đó đã khích lệ Tổng thống Obama. Ngoài ra, giới chức Cuba đã bắt đầu có những động thái nhằm mục đích đưa Mỹ quay trở lại bàn đàm phán để thảo luận những thay đổi lớn trong mối quan hệ của Havana với các nước láng giềng. Song vấn đề duy nhất là công dân Mỹ Gross vẫn bị giam cầm, khiến giới chức Mỹ nghi ngờ về tính chân thực của các cuộc đàm phán.
Vào tháng 3/2013, hai tổng giám mục này đã bay tới Rome để gặp Giáo hoàng Francis và đề cập tới tình huống của Gross ngay trước khi Giáo hoàng nhóm họp với ông Obama vào cuối tháng đó.
Khi trở lại Washington, luật sư của ông Gross là Scott Gilbert đã thuyết phục Thượng nghị sĩ Patrick J. Leahy, người đứng đầu Ủy ban Tư pháp Thượng viện Mỹ, đề nghị Nhà Trắng tiến hành trao đổi tù binh giữa Gross và 3 tù nhân người Cuba.
Giáo hoàng Francis trở thành cầu nối phá bỏ mối quan hệ băng giá giữa Mỹ và Cuba. |
Sau đó, các cuộc thảo luận về mối quan hệ giữa Washington và Havana đã được bắt đầu từ tháng Tư năm nay tại Canada, quốc gia có mối quan hệ mật thiết với cả Mỹ và Cuba. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, chỉ có Nhà Trắng chứ không phải Bộ Ngoại giao Mỹ tham gia các cuộc họp này. Kể từ đó, hai bên đã nhiều lần tiến hành trao đổi về các vấn đề liên quan tới viêc bình thường hóa các mối quan hệ.
Trước đó, hồi tháng 10/2013, trong lần xuất hiện tại Đại học Columbia tại New York, bà Josephina Vidal Ferreiro, một quan chức cấp cao trong chính phủ Cuba, từng nhấn mạnh rằng Havana hy vọng xóa tan tình trạng đóng băng quan hệ với Washington. Điển hình, các quan chức Mỹ và Cuba đã thường xuyên tiến hành trao đổi với nhau trên một số lĩnh vực như an ninh hàng không và chống nạn buôn ma túy.
“Chúng tôi có thể trở thành đối tác tốt của nhau. Chúng tôi đang chứng kiến những bước đột phá trong mối quan hệ giữa Mỹ và Cuba. Chúng tôi tin rằng giờ là thời điểm thích hợp để hai bên cùng hợp tác”, bà Ferreiro nói.
Cuối cùng, chính Giáo hoàng Francis là người đã chủ trì một cuộc họp quan trọng giữa các nhà đàm phán Mỹ - Cuba tại Vatican. Giáo hoàng cũng là người làm trung gian mang tới thỏa thuận trao đổi tù nhân giữa hai nước, cũng như thiết lập các bước tái thiết lập quan hệ ngoại giao toàn diện cho Mỹ và Cuba.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Newsweek, tạp chí tin tức hàng tuần của Mỹ và được phân phối trên toàn quốc và trên quốc tế với 12 ngôn ngữ khác nhau. Newsweek là tạp chí tin tức hàng tuần lớn thứ hai tại Mỹ, chỉ đứng sau Tạp chí Time về số lượng phát hành và thu nhập từ quảng cáo.
Theo Infonet