Công viên ở TP.HCM như lâm trường đốn gỗ

Thứ tư, 21/01/2015, 14:48
Hàng loạt hàng cây đẹp ở nơi được ví như một lá phổi xanh của TP.HCM đang dần bị đốn bỏ để phục vụ dự án đường nối sân bay Tân Sơn Nhất với quốc lộ 1 dài 14km.
Công viên ở TP HCM như lâm trường đốn gỗ

Ngày 20/1, hàng loạt cây xanh trong công viên Gia Định thuộc các quận Tân Bình, Phú Nhuận và Gò Vấp (TP.HCM) tiếp tục được đốn hạ để giải phóng mặt bằng phục vụ dự án tuyến đường Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài (được đặt tên thành đường Phạm Văn Đồng). Tuyến đường đã được UBND thành phố phê duyệt, dài gần 14km, đi qua 4 quận Tân Bình - Gò Vấp - Bình Thạnh - Thủ Đức, nối sân bay Tân Sơn Nhất với quốc lộ 1.

Công viên ở TP HCM như lâm trường đốn gỗ

Trước đó, hướng đoạn đường này theo quy hoạch được duyệt từ năm 1999 rộng 60m. Tuy nhiên, việc giải tỏa mặt bằng dự án từ đường Bạch Đằng vấp phải phản ứng từ phía người dân nên chính quyền thành phố đã cho nghiên cứu thêm phương án đi qua công viên Gia Định để giảm tối đa số hộ dân bị giải tỏa trắng. Vì vậy, thành phố đã điều chỉnh thành 2 nhánh mỗi nhánh rộng 20m gồm nhánh tiếp đường Hồng Hà xuyên qua một góc công viên Gia Định đến vòng xoay Nguyễn Thái Sơn - Nguyễn Kiệm, nhánh còn lại đi theo đường Bạch Đằng hiện hữu. Trong ảnh: Nhiều cây xanh đã được đốn trong khu vực cắm mốc lộ giới rộng 20m dọc hai bên tuyến đường quy hoạch.

Công viên ở TP HCM như lâm trường đốn gỗ

Công viên Gia Định được ví như lá phổi xanh của 3 quận tiếp giáp và cả TP.HCM khi đang sở hữu khoảng 32ha đất, có khoảng hơn 1.000 cây xanh thuộc nhiều chủng loại như sọ khỉ, bò cạp nước, lim xẹt, bạch đàn, me tây và hơn 63.000m2 diện tích thảm cỏ.

Công viên ở TP HCM như lâm trường đốn gỗ

Trước giải phóng, công viên được chính quyền cũ quy hoạch, xây dựng làm sân golf và sau năm 1975 bị bỏ hoang. Đến năm 1978, TP.HCM đã có quyết định giao toàn bộ về cho Sở Quản lý Công trình Công cộng để xây dựng và lấy tên là công viên Gia Định. Tại mốc lộ giới khu vực phía Tây công viên, ngoài số ít cây cổ thụ là sọ khỉ, có một nhóm hàng chục cây sao đen có đường kính từ 10-40cm, tuổi đời gần 30 năm, còn lại là thảm cỏ.

Công viên ở TP HCM như lâm trường đốn gỗ

Sáng 20/1, các công nhân Công ty Công viên cây xanh TP.HCM đã tiến hành đốn, bứng nhóm cây sao đen khu vực phía Tây công viên.

Công viên ở TP HCM như lâm trường đốn gỗ

Theo quy hoạch, đoạn đi qua Công viên Gia Định dài 650m, rộng 20m (chiếm khoảng 13.000m2 đất công viên).

Công viên ở TP HCM như lâm trường đốn gỗ

Phương án này đã giảm chi phí đầu tư cả về giải phóng mặt bằng và xây dựng công trình do tận dụng được một phần đường Hồng Hà, Bạch Đằng. Trong ảnh: Một cây sao đen cao trên 10m được cưa bớt rễ cọc để tiến hành bứng sau khi bị kéo đổ.

Công viên ở TP HCM như lâm trường đốn gỗ

Một cây bứng chuẩn bi được di chuyển đến khu vực khác để trồng tiếp.

Công viên ở TP HCM như lâm trường đốn gỗ

Cây sao đen có đường kính khá lớn, cao hơn 10m.

Công viên ở TP HCM như lâm trường đốn gỗ

Một cây sọ khỉ cổ thụ 4 người ôm không xuể bị cụt ngọn nằm trong khu vực cột mốc lộ giới phải giải phóng mặt bằng sẽ bị đốn hạ trong những ngày tới. Lâu nay, công viên Gia Định với chức năng chính là điểm đến, nơi gắn bó của nhiều người dân thành phố, nhưng sắp tới công viên còn có một mục đích công cộng không kém phần quan trọng khác là một đường phục vụ đi lại thuận tiện, thông thoáng cho người dân; phát huy hiệu quả của toàn bộ tuyến đường mang tên cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng.

Công viên ở TP HCM như lâm trường đốn gỗ

Tại khu vực góc công viên gần đường Hồng Hà, có khoảng gần chục cây sọ khỉ lớn nhỏ cũng bị đốn trong ngày. Mặc dù việc làm đường, theo Sở GTVT là phương án điều chỉnh nhằm giảm ảnh hưởng đến người dân, giảm chi phí thực hiện dự án song việc xẻ công viên, "hy sinh" cây cũng khiến nhiều người dân tiếc nuối.

Công viên ở TP HCM như lâm trường đốn gỗ

Ông Vũ Văn Lượng, 67 tuồi (phường 2, quận Tân Bình) ngồi trầm ngâm nhìn các công nhân đốn hạ những cây sọ khỉ cổ thụ, phía bên trái ông là nhóm cây bạch đàn vừa bị đốn ngang thân ngày hôm trước. "Gần 30 năm sống bên công viên này, tôi đã chứng kiến nhiều sự thay đổi của nó từ bãi cỏ hoang, nơi nhiều người tụ tập chích ma túy đến như hiện nay được trồng cây xanh tốt, quy hoạch đẹp và tận hưởng lợi ích của nó mang lại. Mặc dù rất tiếc khi nhiều cây lâu năm bị đốn nhưng đốn bỏ để làm đường, công viên tiếp tục phục vụ cộng đồng thì tôi ủng hộ", ông nói.

Theo Zing

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích