Ông Lê Đức Thọ, cố vấn đoàn đại biểu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trao đổi với cố vấn của Tổng thống Mỹ, ông Henry Kissinger, tại vùng ngoại ô ở Paris ngày 23/11/1972 trước buổi đàm phán bí mật về hiệp định chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Hiệp định Paris trải qua 247 phiên họp công khai và bí mật, kéo dài từ 15/3/1968 đến năm 27/1/1973, là cuộc đàm phán ngoại giao dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Ảnh: AP |
|
Ông Lê Đức Thọ, đại diện đoàn đại biểu của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (bên phải) và ông Henry Kissinger, phái viên của Tổng thống Mỹ, cùng ký tắt vào Hiệp định Paris tại Trung tâm hội nghị quốc tế ngày 23/1/1973. Các bên tham gia đàm phán và ký kết hiệp định Paris gồm Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (đoàn miền Bắc Việt Nam, do Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy làm trưởng đoàn, ông Lê Đức Thọ làm cố vấn) và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (đoàn miền Nam, do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thị Bình làm trưởng đoàn), Việt Nam Cộng hòa và Mỹ. Ảnh: AP |
|
Từ trái qua: ông Xuân Thủy, ông Lê Đức Thọ và ông Henry Kissinger vẫy chào người dân sau khi buổi họp cuối cùng giữa các bên tại Trung tâm hội nghị quốc tế ở Paris kết thúc vào ngày 23/1/1973. Ảnh: AP |
|
Ông Lê Đức Thọ bắt tay ông Henry Kissinger sau khi các bên đã ký tắt vào Hiệp định Paris ngày 23/1/1973. Việc Mỹ buộc phải ký Hiệp định Paris là thắng lợi to lớn, tạo ra cục diện có lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước. Ảnh: AFP |
|
Ngày 27/1/1973, tại Paris, bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Ngoại giao Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam cùng đại diện các bên ký chính thức Hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Hiệp định có hiệu lực ngay lập tức. Bà Nguyễn Thị Bình là phụ nữ duy nhất đại diện Việt Nam tham gia Hội nghị bốn bên về hòa bình tại Paris giai đoạn 1968 - 1973. Ảnh: cecv.edu |
|
Tù binh Mỹ John McCain được thả tự do vào tháng 3/1973 sau hơn 5 năm ông bị bắt tại chiến trường Việt Nam. Máy bay C-141 chở McCain tới Căn cứ Không quân Clark ở Philippines sau khi rời khỏi Việt Nam. Một trong những nội dung quan trọng của Hiệp định Paris là việc phóng thích tù binh của hai bên. Sau này, ông McCain là một trong những thượng nghị sĩ có ảnh hưởng tại Mỹ thường vận động ủng hộ phát triển mối quan hệ Việt - Mỹ. Ảnh: AP |
|
Ngày 29/3/1973, Bộ Chỉ huy Mỹ ở Sài Gòn làm lễ cuốn cờ. Nhóm quân lính Mỹ cuối cùng rút khỏi miền Nam Việt Nam. Sự kiện có sự chứng kiến của các quan chức Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Theo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, với Hiệp định Paris, Mỹ buộc phải chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, rút khỏi Việt Nam và Đông Dương, chấm dứt dính líu quân sự, tạo thuận lợi cho cách mạng phát triển. Trong khi đó, chính quyền Sài Gòn mất chỗ dựa về quân sự, bị suy yếu và lún sâu vào khủng hoảng chính trị. Ảnh: AFP |
Theo Zing