Theo nhà khoa học chính trị Nga Grigory Lokshin, sự quan tâm của Việt Nam trong việc tăng cường hạm đội của mình liên quan chặt chẽ với tình hình ở Biển Đông.
Ông Lokshin nói: "Khoảng 80% lượng dầu nhập khẩu từ Trung Đông được chuyên chở qua Biển Đông. Hơn một nửa lượng trao đổi thương mại thế giới đi qua eo biển Malacca và Biển Đông. Số lượng thông thương trong Biển Đông nhiều hơn thông qua kênh đào Suez và Panama. Vì vậy, nếu một nước nào đó chặn eo biển Malacca — điều đó sẽ gây ra khủng hoảng toàn cầu".
Nếu điều này xảy ra, đây sẽ là cú sốc lớn cho nền kinh tế của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Châu Á-Thái Bình Dương, vì vậy, nhiều nước hiện rất quan tâm đến lưu thông tự do và an toàn hàng hải trên Biển Đông, ông Lokshin cho biết.
Trong khi đó, Trung Quốc đang tiến ra Biển Đông. Một trong những động thái quyết định nhất của nước này đã được thực hiện mùa hè năm ngoái: Hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Việt Nam công bố khu vực này thuộc chủ quyền của mình theo Công ước 1988, văn kiện mà chính Trung Quốc đã ký và phê chuẩn.
Như vậy, Việt Nam và Hoa Kỳ có những lợi ích chung trong việc ngăn chặn sự tăng cường của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhất là khi gần đây, Bắc Kinh đã bắt đầu xây đảo nhân tạo với các cơ sở, kho tàng và đường băng...
Theo BizLive