Phúc trình về chiến lược nói rằng mặc dù Nga và Việt Nam đã cố tình làm giảm nhẹ tầm quan trọng của vấn đề, nhưng tới nay 28 tên lửa Klub đã được giao cho Việt Nam.
Trung Quốc đặc biệt quan tâm bởi vì tên lửa Klub có thể được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên bộ.
Bài viết nói rằng các tàu ngầm Ấn Độ, Algeria và Việt Nam hiện đã sử dụng các tên lửa rất hiệu quả này, bất chấp một số vấn đề đã vấp phải trong các cuộc phóng thử nghiệm tên lửa do Ấn Độ thực hiện hồi năm 2007.
Tên lửa Klub nặng 2 tấn, mang theo đầu đạn nặng 200kg, có thể được phóng từ các tàu ngầm. Tên lửa tăng tốc trong 15 phút cuối trước khi tới mục tiêu trong chỉ có 20 giây, ở độ cao 30 mét, khiến rất khó có thể phát hiện và phản công.
Hải quân Việt Nam cũng vừa tiếp nhận thêm hai tàu tên lửa mới được chế tạo theo mô hình của tàu Nga, trong khuôn khổ các hành động mới nhất của quân đội Việt Nam để tăng cường khả năng phòng thủ trên biển, giữa lúc căng thẳng lên cao trong cuộc tranh chấp Biển Đông.
Tàu hoả tiễn mới thuộc loại Molniya, được trang bị 16 tên lửa, có tầm bắn 130km và trang bị nhiều khẩu pháo tự động.
Các chuyên gia nhận định rằng Việt Nam đang tăng cường khả năng phòng thủ và thắt chặt quan hệ ngoại giao với Nhật Bản, Philippines và Hoa Kỳ, nhằm chống lại những hành động gây hấn của Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Hãng tin Reuters trích lời Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Viêt Nam, Thượng tướng Trương Quang Khánh, cho rằng việc đóng, thử nghiệm và bàn giao các tàu Molniya cho thấy Việt Nam "đã làm chủ được công nghệ và kỹ thuật đóng tàu quân sự hiện đại".
Reuters tường thuật rằng công nghệ vũ khí của Nga đã giúp nâng cao khả năng phòng thủ trên biển của Việt Nam.
Theo BizLive