Theo ghi nhận của PV, tại chùa Ông (Hội quán Lăng Ông), mới 5 giờ sáng dòng người đã đông nghẹt. “Người Hoa quan niệm giờ cúng tốt nhất là từ 5 giờ đến 6 giờ, qua giờ đó là phải đợi đến 9 hoặc 10 giờ. Mọi người mang theo lễ vật lên chùa cúng rằm bao gồm dầu ăn, nhang đèn và cả quần áo” -chú Hoàng Văn Minh (quận 5) cho biết.
Dòng người chờ cúng tam tai tại chùa Ông lúc 6 giờ sáng |
Chú Minh nói thêm người Hoa mang dầu ăn đến để châm nến đốt nhang, ai cũng châm dầu mang ý nghĩa châm thêm tuổi thọ, châm thêm sức khỏe cho mình và gia đình. Ngoài ra, người ta còn mang quần áo cũ, lễ vật cúng tam tai giải hạn, chuyển vận cho một năm cũ đi qua, đón năm mới đến nhiều phúc lộc bình an.
Người dân mang dầu ăn đến chùa châm vào những ly đèn có sẵn |
Dầu ăn có thể mang từ nhà tới hoặc mua tại chùa |
Người phụ nữ sau khi rót dầu vào đèn và thành tâm cầu nguyện |
Cô gái mang dầu ăn đến cúng rằm tại chùa |
Dòng người đi thành từng hàng đang thực hiện nghi thức cúng tam tai giải hạn |
Đốt vòng nhang để chuyển vận, cầu bình an |
Hai mẹ con sắp xếp lại lễ vật cúng tam tai tại chùa |
Những vòng nhang sau khi đốt được treo trên trần nhà |
Người Hoa cầu bình an cho năm mới tại chùa Ông sáng 22-2 |
Nhân viên bảo vệ luôn túc trực bên trong ngôi chùa để đảm bảo người dân đi cúng được thuận lợi |
Nghi thức cúng rằm của BTC lễ , phía sau là các đội nhạc cổ truyền đi cà kheo |
Các đoàn mua lân tham gia biểu diễn rộn rã trước cổng chùa sáng 22-2 |
Nhiều tiết mục múa lân sư rồng rất đẹp mắt được trình diễn |
Người dân đi cúng chùa và vui vẻ xem múa lân, mong một năm bình an |
Chiều nay, cũng tại khu phố của người Hoa sẽ diễn ra lễ hội đặc trưng đón mừng đêm trăng tròn đầu tiên trong năm, cũng là hoạt động để kết thúc những ngày vui Tết theo tập quán.
Dự kiến sẽ có hàng ngàn người tham gia diễu hành, biểu diễn kéo dài hàng km trên những khu phố lâu đời như: Lão Tử, Lương Nhữ Học, Ký Hòa, Nguyễn Trãi...
Theo PLO