“Chuyện yêu” sau khi bị nhồi máu cơ tim

Thứ hai, 09/01/2012, 20:54
Sau khi bị nhồi máu cơ tim, nhiều bệnh nhân sợ “chuyện yêu” sẽ làm tình trạng sức khỏe xấu đi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia tim mạch, phần lớn các bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim có thể có một cuộc sống tình dục bình thường.



Hầu hết bệnh nhân sau khi bị nhồi máu cơ tim hoặc có vấn đề về tim mạch thường được các bác sỹ khuyến khích khôi phục lại hoạt động tình dục vì cuộc sống tình dục đầy đủ có ảnh hưởng tích cực đến hệ tim mạch. Hơn nữa, việc ngừng hoàn toàn các hoạt động tình dục có thể làm rối loạn cuộc sống cân bằng của bệnh nhân và có thể làm đổ vỡ mối quan hệ gia đình.

 

Thông thường, bệnh nhân sau khi bị nhồi máu cơ tim thường rơi vào trạng thái băn khoăn, lo lắng trước vấn đề tình dục. Để khắc phục tình trạng này, các bệnh nhân cần sự giúp đỡ của các chuyên gia tâm lý hoặc các bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

 

Câu hỏi được nhiều bệnh nhân đặt ra là: “Thời điểm nào và làm thế nào để có thể quan hệ tình dục trở lại sau khi bị nhồi máu cơ tim?”. Trả lời câu hỏi này, các chuyên gia tim mạch cho rằng, 15 - 30 ngày sau khi phục hồi, rèn luyện thể chất và tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết, nhiều bệnh nhân có thể tiếp tục quan hệ tình dục.

 

Theo các chuyên gia tim mạch, bệnh nhân sau nhồi máu cơ tim nên luyện tập thể dục để tim dần thích nghi với điều kiện gắng sức. Bệnh nhân không nên chọn những môn thể thao quá nặng, có tính đối kháng, mà nên chọn những môn thể thao giúp cải thiện hệ tim mạch như: đi bộ, đạp xe chậm, bơi, tập yoga.

 

Một phương pháp kiểm tra đơn giản là nếu bệnh nhân có thể leo được 2 tầng cầu thang mà không có triệu chứng gì thì có thể bắt đầu lại đời sống tình dục.

 

Sau khi luyện tập thể lực và vượt qua “bài kiểm tra với những bậc cầu thang”, bệnh nhân nên tuân theo những hướng dẫn sau:

 

- Nên tiến hành “chuyện yêu” sau khi nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ, tốt nhất là thời điểm sáng sớm, sau một giấc ngủ ngon;

 

- Tốt nhất nên sinh hoạt tình dục sau bữa ăn ba tiếng, để thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn, bộ máy tiêu hóa được nghỉ ngơi, tránh những áp lực cho hệ thống tim mạch;

 

- Nên chọn những “địa điểm yêu” yên bình, quen thuộc, hạn chế những ảnh hưởng của môi trường xung quanh;

 

- Nên chọn “tư thế yêu” thích hợp, để tránh áp lực lớn lên cơ thể bệnh nhân;

 

- Hãy tạm quên bệnh tình để thư giãn, thăng hoa với “chuyện yêu” và hạn chế thất bại “chăn gối” do những lo lắng về sức khỏe.

 

Theo Dantri

 

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn