Nơi độc nhất ở Sài Gòn người người ‘xẻ thịt’ dây điện

Thứ ba, 29/11/2016, 14:30
Nhiều người Bắc, đặc biệt là các chị em rủ nhau vào Sài Gòn thu mua ve chai, thời gian sau chuyển qua ‘xẻ thịt’ dây điện và gắn bó luôn với cái nghề có tên lạ lùng này vì đỡ vất vả hơn và năm nào cũng đủ dư giả để về quê ăn Tết.

Công việc 'xẻ thịt' dây điện yêu cầu phải có đôi tay rắn rỏi

Nghe tên “xẻ thịt” dây điện hẳn nhiều người sẽ thấy thật lạ lùng vì dây điện có “thịt” đâu mà xẻ. Thực chất công việc “xẻ thịt” dây điện là bóc tách các vật liệu trong dây điện đã qua sử dụng thành từng phần đồng, sắt, nhựa riêng biệt để bán lại cho những ai cần.

Cả làng ‘mách’ nhau

Bà Đặng Thị Thu (57 tuổi, quê Vĩnh Phúc) cho biết khoảng 20 năm trước, cuộc sống ruộng đồng khó khăn vì thường xuyên mất mùa nên nhiều người ở quê bà rủ nhau Nam tiến để thay đổi cuộc đời.

Người vào trước nâng đỡ người vào sau, cứ thế, những người cùng quê với bà vào Nam mưu sinh bằng đủ thứ nghề, từ nhặt ve chai, bán bánh giò đến giúp việc. Một số khác khi đi ngoài đường lúi húi nhặt ve chai gặp nhau, nghe giọng nói nhận ra người cùng quê nên gọi về ở trọ gần đó rồi lập thành “làng ve chai”.

Trên đường 'làng', dây điện chất đầy hai bên đường

Vài lần chủ vựa ve chai thuê những người trong làng tách từng phần dây điện để bán lại cho những người cần mua đồng và sắt riêng, thấy công việc này được trả công cao nên cả làng rủ nhau chuyển luôn sang nghề “xẻ thịt” dây điện.
“Dần dần không làm thuê nữa mà chúng tôi tìm nhiều vựa ve chai để mua dây điện cũ rồi tự tách xong đem qua chợ

Ở quê làm ruộng làm gì có tiền, chỉ có khi nào đến mùa bán lúa mới có được vài đồng. Giờ "xẻ thịt" dây điện ngày mấy trăm ngàn, không biết tiêu sao cho hết.

Bà Nguyễn Cẩm Vân

Nhật Tảo để bán. Công việc nhẹ hơn mà thu nhập cũng cao hơn nên gắn bó với nghề này cũng hơn chục năm. Mấy người xung quanh thấy vậy gọi luôn là làng ‘xẻ thịt’ dây điện nghe rùng rợn vậy đó chứ chỉ là tách dây điện thôi”, bà Thu chia sẻ.
Tiền nhiều tiêu không hết
Làng “xẻ thịt” dây điện nằm trong con hẻm quanh co trên đường Lê Đức Thọ (quận Gò Vấp, TP.HCM). Vốn bản chất cần cù, chịu khó, những người nông dân gốc Bắc làm việc quần quật từ 6 giờ sáng tới 6 giờ tối bất kể là ngày nào trong tuần.
Những người trong làng này ai cũng mang bao tay thật dày và thoăn thoắt với công việc của mình như những con ong chăm chỉ. Để tách sợi dây điện ra 3 phần riêng biệt: lõi đồng, sắt và nhựa họ phải trải qua 4 công đoạn.

Ngày mới làm, mọi người chỉ làm hoàn toàn bằng dao và kéo. Mỗi đoạn dây điện phải chặt ra khoảng 2 mét rồi ngồi xẻ rất tốn thời gian. Sau họ tự phát minh ra máy để việc xẻ dây được nhanh chóng và dễ dàng hơn

Công việc này yêu cầu trước hết là phải có đôi tay rắn rỏi và tính kiên nhẫn, cẩn thận. Bà Nguyễn Cẩm Vân (49 tuổi) nói: “Đàn ông, đàn bà gì làm nghề này tay cũng có cơ bắp hết, cho đi thi kéo co là làng tôi thắng chắc”.

Vì đều là người cùng làng nên dù ai cũng tất bật làm việc nhưng tiếng cười nói vẫn luôn rôm rả. Mỗi ngày, công việc “xẻ thịt” dây điện mang lại thu nhập khoảng 200.000 đồng/người.
Tuy nhiên có những người vẫn quen việc ngày trước đi làm đồng dậy sớm nên 4 giờ sáng đã dậy bắt đầu công việc và nghỉ trễ hơn thì thu nhập được khoảng 300.000 đồng.

Bà Đặng Thị Thu (57 tuổi) cùng con gái và con rể gắn bó với công việc này đã hơn chục năm. Bà Thu tâm sự: "Cả làng này đều ở Vĩnh Phúc nên cứ khoảng 20 tháng Chạp là kéo nhau về quê ăn Tết vui như hội"

Mồ hôi lấm tấm trên má, bà Vân nửa đùa nửa thật nói: “Ở quê làm ruộng làm gì có tiền, chỉ có khi nào đến mùa bán lúa mới có được vài đồng. Giờ "xẻ thịt" dây điện ngày mấy trăm ngàn, không biết tiêu sao cho hết”.
Nói thì nói vậy nhưng đôi bàn tay chai sần của bà Vân vẫn miệt mài cắt những đầu dây. Bà cũng như nhiều người khác tại làng “xẻ thịt” dây điện, những giọt mồ hôi hay bàn tay có chai sần thêm chút nữa cũng không hề gì, quan trọng là con cháu ở quê vẫn được ăn học đàng hoàng bằng những đồng tiền chân chính mà họ gửi về.

Bà Nguyễn Thị Gái (48 tuổi) vào Sài Gòn một mình làm nghề này kiếm sống. Tằn tiện chi tiêu, mỗi tháng bà đều có tiền dư gửi về quê nuôi con cháu

Bất kể nam hay nữ, khi làm công việc này họ luôn phải mang bao tay

Bà Đặng Thị Dư là một trong những người đầu tiên ở làng "xẻ thịt" dây điện lạ lùng này

Công việc của bà Dư và mọi người bắt đầu từ 6 giờ sáng đến 6 giờ tối

Con gái và con rể bà Vân cũng theo nghề này

Các sợi dây điện được tách ra thành phần nhựa đen, lõi đồng và lõi sắt. Mỗi kg dây điện ban đầu mua từ vựa giá 8.000 đồng. Sau khi tách ra từng phần, dây đồng bán được 10.000 đồng/kg, sắt 4.000 đồng/kg và nhựa 3.000 đồng/kg

Theo Thanh Niên Online

Các tin cũ hơn