Khí thải từ các phương tiện giao thông làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường. |
Không khí ô nhiễm có hại đối với sức khoẻ con người là điều không còn bàn cãi. Nhưng cho đến nay, người ta mới phát hiện sự liên quan giữa sự ô nhiễm ở thành phố, cụ thể là ô nhiễm khí thải phát ra từ mạng lưới giao thông dày đặc với bệnh tiểu đường - một trong những bệnh gây tử vong thuộc loại cao nhất.
Kết luận đầu tiên rút ra là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tăng 10% ở những người lao động chân tay và dưới 12% ở những người không nghiện hút. Điều này cũng thống nhất với một công trình nghiên cứu trước đây, chứng minh rằng các bệnh nhân tiểu đường rất nhạy cảm với tác dụng tiêu cực của không khí ô nhiễm.
John Braustein, nhà dịch tễ học thuộc Bệnh viện nhi khoa Boston (Mỹ) cho rằng chính không khí ô nhiễm dẫn tới tiểu đường, giống với kết luận của nữ bác sĩ Zorana Andersen, đứng đầu nhóm nghiên cứu của Hội ung thư học Đan Mạch.
Bà Andersen đã phân tích số liệu thu thập từ 52.000 người dân sống ở những thành phố lớn nhất của Đan Mạch. Sau 10 năm khoảng 3.000 người (tương ứng 5,5%) khi bắt đầu công trình nghiên cứu này ở vào độ tuổi 50-65 được chẩn đoán là mắc tiểu đường. Bà đưa ra số liệu về nồng độ nitơ dioxit từ năm 1071 đến nay.
Những người chịu tác dụng lâu dài của nitơ dioxit và mắc bệnh tiểu đường thường là những người đàn ông cao tuổi, hơi béo và có tiền sử nghiện thuốc lá. Trong khi đó, phụ nữ ở nhà nhiều hơn và không khí ô nhiễm ngoài đường phố chỉ len lỏi được vào trong nhà khi cửa mở nhưng tác động của nó (gây tiểu đường) đối với họ còn mạnh hơn cả đối với nam giới nữa.
Khi tính toán chính xác hơn về nguyên nhân gây tiểu đường, có sự loại trừ các yếu tố liên quan khác, thì so với những người sống trong bầu không khí tạm gọi là trong lành (ở miền núi chẳng hạn), nguy cơ mắc tiểu đường ở những người dân thành phố tăng lên 4%.
Các nhà khoa học cho rằng những hạt lơ lửng vi mô trong khí thải, thâm nhập vào hệ tuần hoàn, đi khắp nơi trong cơ thể, gây viêm nhiễm thể hiện qua các loại bệnh tật, trong đó có tiểu đường.
Theo Vietnamnet.