Triều Tiên tham vấn Nga, Moscow sẽ đối đầu hay hạ nhiệt?

Thứ hai, 01/05/2017, 15:21
Bình Nhưỡng thảo luận với Đại sứ Nga, chia sẻ cách sử dụng sức mạnh hạt nhân để răn đe, giảm nhiệt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Yonhap dẫn nguồn Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) cho biết ngày 30/4, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Han Sung-ryol đã có cuộc gặp với Đại sứ Alexander Matsegola của Nga tại Bình Nhưỡng để trao cùng đổi về tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên hiện nay.

Thông tấn Triều Tiên đã phản đối các mưu đồ tăng cường vũ khí chiến lược và các cuộc tập trận quân sự chung với quy mô lớn đang diễn ra nhằm chống lại Triều Tiên. Đồng thời cho rằng, đó là  căn nguyên gây lên tình trạng căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên.

Yếu tố Nga sẽ gây cục diện quân sự mới ở bán đảo Triều Tiên?

Tờ báo nhấn mạnh, tại cuộc gặp này,  Thứ trưởng Han Sung-ryol đã thể hiện rõ lập trường về giải pháp tăng cường sức mạnh răn đe hạt nhân để bảo vệ chủ quyền của Triều Tiên.

"Trước sự uy hiếp tấn công hạt nhân của Mỹ, chúng tôi sẽ tiếp tục lựa chọn giải pháp tăng cường sức mạnh răn đe hạt nhân để bảo vệ hòa bình, quyền sinh tồn và chủ quyền của Triều Tiên" - KCNA dẫn lời Thứ trưởng Triều Tiên.

Về phía Nga,  Đại sứ Alexander Matsegola tại Bình Nhưỡng đã công khai bày tỏ sự chia sẻ lập trường của Triều Tiên và mong muốn tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sớm giảm nhiệt.

Động thái Triều Tiên tham vấn ý kiến của Nga trong việc giảm nhiệt trong tình hình nóng trên bán đảo này trước hết thể hiện rõ vào ý định mong muốn Nga ủng hộ Bình Nhưỡng trước cuộc đối đầu với Mỹ và đồng minh của họ ở châu Á.

Không chỉ từng tìm kiếm sự ủng hộ của Nga, Triều Tiên cũng đã tìm kiếm ngay sự ủng hộ của người đồng minh lâu năm là Trung Quốc song những phản ứng từ phía Bắc Kinh thời gian qua cho thấy sự tin tưởng của Bình Nhưỡng đã bị giảm sút.

Trong tình hình nóng, Trung Quốc cũng lên tiếng ủng hộ quyết định cấm vận kinh tế đối với Triều Tiên nhưng thực tế, việc điều quân sát biên giới Triều Tiên lại khiến Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc lo ngại Bắc Kinh gián tiếp hỗ trợ "lò hạt nhân" này.

Phía Nga cũng chưa có các động thái quân sự về phía biên giới một cách rõ ràng cũng như thường xuyên kêu gọi giảm nhiệt tình hình mà không có động thái rõ ràng đứng nghiêng về một phe nào trong cuộc gây hấn ở Đông Bắc Á.

Quan điểm công khai của Nga trong việc chia sẻ quan điểm cứng rắn của Triều Tiên như sự ủng hộ một phần của Moscow đối với quốc gia bí ẩn về tiềm lực hạt nhân này. Đây mới chỉ là ngón đòn ngoại giao. Nhưng sau khi chia sẻ quan điểm tăng cường hạt nhân ở Bình Nhưỡng, Moscow sẽ ảnh hưởng tới khu vực này theo chiều hướng ra sao sẽ còn là một vấn đề đau đầu với Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Trong khi đó, hãng Sputnik của Nga hôm 30/4 cũng dẫn  tuyên bố của Chủ tịch Ủy ban Liên bang Nga Viktor Ozerov cho biết, các đơn vị thuộc Quân chủng Phòng không của Liên bang Nga ở vùng Viễn Đông đã chuyển sang tình trạng báo động cao, lực lượng vũ trang Nga tăng cường kiểm soát không phận trong khu vực trách nhiệm, trong thời điểm diễn ra vụ phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên.

"Nga hết sức chăm chú theo dõi diễn biến ở Bắc Triều Tiên. Các đơn vị Quân chủng Phòng không Liên bang Nga tại Viễn Đông đã chuyển sang tình trạng báo động cao. Chúng tôi siết chặt kiểm soát không phận trong khu vực trách nhiệm của Không quân Nga", Chủ tịch Viktor Ozerov nói.

Hệ thống tên lửa phòng vệ bờ biển Bastion của Nga trong một cuộc diễn tập ở vùng Viễn Đông. Ảnh: Sputnik

Biết không phải là mục tiêu của tên lửa Triều Tiên nên việc Nga gia tăng động thái quân sự này khiến giới quan sát cho rằng, Moscow đang có ý đồ khác cho việc phản ứng với vụ thử tên lửa sắp tới của Triều Tiên cũng như sự đáp trả của Mỹ và đồng minh ở khu vực này.

Với việc chia sẻ quan điểm của Thủ tướng Triều Tiên là sử dụng tăng cường sức mạnh răn đe hạt nhân để giảm nhiệt tình hình, cũng như việc đặt hệ thống phòng không ở mức cao nhất cho nhiều kịch bản xảy ra đang khiến Moscow trở thành "lá bài úp" cho hai phe mâu thuẫn ở bán đảo Triều Tiên.

Theo Đất Viêt

Các tin cũ hơn