Iran điều tàu chiến gần tới Vịnh Aden làm gì?

Thứ hai, 12/06/2017, 10:56
Hai tàu chiến của Iran đã lên đường tới vịnh Aden giữa lúc căng thẳng vùng Vịnh cô lập Qatar.

Ngày 11/6, hai tàu chiến Iran đã lên đường tới Oman tới vịnh Bade, phía Bắc Ấn Độ Dương trước khi bắt đầu các nhiệm vụ ở vùng biển quốc tế gần Yemen giữa lúc căng thẳng vùng Vịnh, theo RT.

Tàu khu trục Alborz của Hải quân Iran. Ảnh: Times of Israel

Một tàu khu trục Alborz và tàu hậu cần Bushehr đã bắt đầu từ thành phố cảng Bandar Abbas ở phía Nam bắt đầu tiến tới Oman, tới Vịnh Aden và đi vào vùng biển quốc tế dưới sự điều hành của Tư lệnh Hải quân, Chuẩn Đô đốc Habibollah Sayyari.

Cùng thời điểm này, đội tàu tuần dương số 46 gồm tàu khu trục Sabalan và tàu chiến hậu cần của Lavon trở về Iran sau khi hoàn thành sứ mệnh kéo dài 2 tháng để bảo đảm các tuyến đường hải quân và bảo vệ các tàu buôn, tàu chở dầu ở Vịnh Aden.

"Hiện nay, có dấu hiệu mất kiểm soát ở Vịnh Aden và chúng tôi đã có kế hoạch hộ tống hơn 4.000 tàu chở dầu và tàu chở hàng đến các khu vực an toàn mà không có bất cứ gián đoạn nào đến các kế hoạch xuất khẩu dầu mỏ và phi dầu mỏ" - chuẩn Đô đốc Sayyari nói với Fars News.

Vịnh Aden là tuyến vận tải hàng hải chiến lược nối liền Ấn Độ Dương và Kênh đào Suez. Đây là khu vực đang hiện hữu cuộc xung đột giữa Iran và Arabia Saudi. Tại Yemen, chính phủ do Saudi Arabia hỗ trợ và phiến quân Houthi được Iran chống lưng đang có cuộc xung đột kéo dài khiến nhiều tàu qua lại trong khu vực bị tấn công bởi hải tặc ở Somalia.

Động thái điều tàu chiến được cho là thực hiện theo kế hoạch đảm bảo an ninh của Iran diễn ra giữa lúc cuộc khủng hoảng ngoại giao ở Trung Đông khi 9 quốc gia vùng Vịnh đồng thời cắt quan hệ với Qatar.

Dù tuyên bố nhóm tàu được điều đi để hộ tống các chuyến vận tải hàng hóa, động thái của Hải quân Iran diễn ra giữa lúc căng thẳng kéo dài chưa có dấu hiệu hạ nhiệt ở Qatar cũng có thể là cách mà Iran muốn làm rõ hơn quan hệ đồng minh với Doha.

Trước đó, Iran cũng đã đưa 5 máy bay chở 450 tấn rau củ tới Qatar trong  ngày 11/6.

Thể hiện tinh thần tương trợ, Thổ Nhĩ Kỳ cũng cam kết tiếp tục hỗ trợ Doha bằng cách ký quyết định cho phép triển khai binh sĩ tới Qatar và đồng ý huấn luyện cho lực lượng cảnh sát Qatar. Ankara cũng gửi các nhu yếu phẩm như sữa, sữa chua, gia cầm nhằm hạn chế tình trạng thiếu hụt hàng hóa ở Qatar thời gian tới.

Nhiều hành khách mắc kẹt ở sân bay Doha vì cấm vận đột ngột của các nước Arabia.

Trong một diễn biến liên quan, Arabia Saudi  và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đã thể hiện một dấu hiệu muốn xoa dịu căng thẳng ở Qatar.

Cả Tổng thống UAE Sheikh Khalifa Bin Zayed Al-Nahyan và Quốc vương Saudi Arabia Salman Bin Abdulaziz Bin Saud đều cho rằng cần thể hiện lòng khoan dung với những gia đình Qatar-UAE và Qatar-Saudi Arabia vì những lý do nhân đạo.

Ngày 5/6, 3 nước Saudi Arabia, UAE và Bahrain đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Doha, đóng cửa không phận, hải phận và cửa khẩu với Qatar và yêu cầu các công dân Qatar rời khỏi những nước này trong vòng hai tuần.

Theo Đất Việt

Các tin cũ hơn

Liên kết hữu ích