|
Bán đảo Sơn Trà hiện đã triển khai một số dự án lưu trú, nghỉ dưỡng |
Mục đích thiết lập cơ chế bảo vệ và khai thác hữu hiệu giá trị đa dạng sinh học tại bán đảo Sơn Trà, TP.Đà Nẵng.
Kiến nghị được đưa ra trên cơ sở tổng hợp các tham luận tại hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên bán đảo Sơn Trà” do hai cơ quan nói trên tổ chức diễn ra tại TP.Đà Nẵng ngày 15-7.
Theo đó, các tài liệu khoa học công bố tại hội thảo đã chứng minh Sơn Trà là một vùng sinh thái đặc thù của Việt Nam cần được bảo tồn và khai thác hiệu quả, vừa đem lại lợi ích kinh tế vừa đảm bảo nhiệm vụ bảo tồn phục vụ mục tiêu phát triển trong nhiều năm tới.
Theo Viện Sinh thái học Miền Nam, Sơn Trà có ít nhất 1.010 loài thực vật và 21 loài nấm lớn, trong đó có 43 loài quý hiếm theo danh mục của Việt Nam và quốc tế.
Ngoài ra, tại Sơn Trà đang tồn tại 370 loài động vật (gồm 38 loài thú, 160 loài lưỡng cư, 52 loài bò sát, 19 loài cá và 79 loài côn trùng), trong đó có 24 loài quý hiếm trong danh mục bảo vệ nghiêm ngặt của Việt Nam và quốc tế.
Đặc biệt, Sơn Trà đang là nơi cư ngụ của khoảng 700 - 1.300 cá thể chà vá chân nâu, là loài động vật đặc hữu chỉ có riêng tại nơi này.
Theo các nhà khoa học, bán đảo Sơn Trà đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong bảo tồn nguồn gen và loài động vật quý hiếm này trước nguy cơ bị tuyệt chủng.
Ngoài ra, Sơn Trà có khoảng 20 con suối chảy quanh năm hoặc theo mùa cung cấp trữ lượng nước ngầm cho TP.Đà Nẵng ở mức trên 1.200m3/ngày đêm.
Đó là chưa kể một lượng rất lớn các loài thực phong phú, đa dạng và rạn san hô phân bố quanh bán đảo Sơn Trà.
Theo TTO