‘Thỏa thuận của thế kỷ’ biến thành ‘cái tát của thế kỷ’
Chủ tịch chính quyền Palestine (PA) Mahmoud Abbas đã trở lại mạnh mẽ, sau khi biết được rằng, ông đã phải đối mặt với một kế hoạch hòa bình có trật tự của Mỹ, được Saudi Arabia hậu thuẫn, đã làm phá sản chiến lược hòa bình cho Palestine mà ông đã đặt nhiều hy vọng.
Abbas giờ đây thấy mình đang bị chặn bởi kẻ thù Palestine, hành động của ông Trump thừa nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, không phải chỉ là một ý thích nhất thời, mà là một phần của "thỏa thuận của thế kỷ", mà tổng thống Mỹ và các cố vấn của ông đã phối hợp với Tổng thống Ai Cập Abdel-Fatteh El-Sisi, Hoàng tử Saudi Muhammed bin Salman và nhà lãnh đạo Sheikh Muhammed Bin Ziyad của UAE, để lập ra.
Tình hình khó khăn đầu tiên của ông Abbas là làm thế nào để giải thích cho người Palestine và Ả Rập những gì đã xảy ra với chiến lược tổng thể của ông trong 25 năm qua, để sử dụng áp lực của thế giới để buộc Israel phải chấp nhận một giải pháp hoà bình cho người Palestine.
Mới hồi mùa thu năm 2017, nhà lãnh đạo Palestine khoe rằng, ông sắp sửa đạt được thỏa thuận lịch sử với Israel cho người dân nước này, thông qua trung gian là Ai Cập và Saudi Arabia. Thế nhưng chỉ đến cuối năm 2017, "thỏa thuận của thế kỷ" đã biến thành "cái tát của thế kỷ".
Vẫn có những tiếng nói của cộng đồng quốc tế ủng hộ Palestine, nhưng tiếng nói ấy không đủ mạnh; trong khi những cánh cửa đến với các quỹ giành cho người Palestine của các tổ chức Liên Hiệp Quốc và các tổ chức phi chính phủ khác đã đóng lại với ông Abbas.
Ngay cả đối với châu Âu - những người vốn không thích ông Trump và thông cảm với người Palestine, cũng đang bắt đầu "suy nghĩ hai lần" về việc nằm bên kia chiến tuyến với Mỹ và Israel.
Họ cũng không muốn mất đi hai đối tác lớn của Washington và Tel Avip là các Vương quốc Saudi Arabia và Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất nhiều dầu mỏ, một trong những “mỏ vàng” mà họ không thể bỏ qua trong thời kỳ suy thoái kinh tế sâu sắc này.
Mỹ và Saudi Arabia đã phản bội Palestine, trao Jerusalem làm thủ đô Israel |
Theo giới chức lãnh đạo và truyền thông Israel, phần lớn những lời chỉ trích về kế hoạch hòa bình mới do Mỹ các nước Ả Rập đưa ra đều xuất phát từ “một sự hiểu lầm”, còn trên thực tế, kế hoạch hòa bình mới do Mỹ và đồng minh Ả rập đề xuất “là một sự tiến bộ” so với trước đây.
Nét mới về kế hoạch hòa bình Palestine-Israel của Mỹ-Ả rập
Theo đó, kế hoạch này vẫn lấy chỗ dựa vững chắc vào một giải pháp “Hai nhà nước”, vẫn cung cấp cho Palestine một quy chế nhà nước và lãnh thổ cụ thể của họ và không phủ nhận sự tồn tại độc lập của hai quốc gia Israel - Palestine. Tuy nhiên, kế hoạch này có những đường nét khác với bất kỳ đề xuất hòa bình nào trước đây.
Những điều này chắc hẳn là tốt đẹp hơn đường ranh giới mà hai bên đã phải chấp nhận trong những cuộc chiến tranh trước năm 1967, mà ông Abbas có thể cảm nhận được.
Theo các thông tin rò rỉ về đề xuất mới, vẫn còn trên dự thảo riêng của các nhóm, nhà nước Palestine này sẽ có diện tích lớn hơn lãnh thổ hiện đang được Cơ quan Chính quyền Palestine quản lý ở Judea và Samaria.
Theo kế hoạch này, chính phủ và dân số của nhà nước Palestine mới sẽ được định hướng chủ yếu ở phía Nam, do đó, Jerusalem sẽ không có liên quan đến Palestine như “những gì vốn có của nó”.
Lãnh thổ Nhà nước Palestine mới vẫn có Ramallah và có thể là Abu Dis, ngoại vi thành phố Jerusalem, nơi các hợp chất của chính phủ và nghị viện đã được thiết lập cách đây rất lâu, sau một trong những sáng kiến hòa bình vẫn còn được duy trì cho đến hiện nay.
Xương sống của lãnh thổ Palestine mới sẽ được hình thành bởi các chuỗi các thị trấn Palestine chạy từ Nablus ở phía bắc thông qua Ramallah và Bethlehem và đến Hebron ở phía Nam. Nó tiếp tục được liên kết với Dải Gaza và bộ phận phía Bắc Sinai, có thể là còn bao gồm một phần lãnh thổ của Ai Cập là Rafah và El Arish.
Kế hoạch thiết lập một Nhà nước Palestine mới của chính quyền Donald Trump và các đồng minh vạch ra cho người Palestine không giống với mục đích của cuộc đấu tranh giải phóng mà người dân nước này đã tiến hành trong 50 năm qua.
Theo giới chức lãnh đạo và các học giả Tel Avip, Phong trào quốc gia Palestine luôn khao khát thành lập một quốc gia bao hàm cả lãnh thổ Israel và dập tắt ước vọng của người Do Thái. Tuy nhiên, sự tồn tại và sức mạnh của nhà nước Palestine tương lai như dự kiến trong kế hoạch mới sẽ phụ thuộc vào các đối tác Ai Cập, Saudi Arabia và UAE - mà các quốc gia này hiện đều hy vọng giữ được an ninh tốt và các mối quan hệ kinh tế với Israel.
Mỹ chọn Jerusalem của Palestine hoặc chiến tranh
Đối với Mahmoud Abbas, ông đã rất tức giận về việc người ta định ra tương lai của đất nước Palestine. Hôm chủ nhật, ông đã nguyền rủa Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trước cửa Ủy ban Trung ương Đảng PLO.
Tuy nhiên, vào ngày 16/1, ông Trump đã tung ra vũ khí độc nhất của mình là cắt giảm viện trợ cho Cơ quan Cứu trợ người tị nạn Palestine của Liên Hiệp Quốc (UN Works and Relief Agency - UNWRA), từ 165 triệu dollars xuống chỉ còn 60 triệu dollars.
Trong nhiều năm, UNWRA đã là một nhà tài trợ chính trị mạnh mẽ của bất kỳ nhóm Palestin nào sẵn sàng tham gia "cuộc đấu tranh" chống lại Israel. Nhân viên của họ được trả lương theo quy chế các nhân viên của Liên Hiệp Quốc, không giống với Cơ quan Palestine ở Ramallah thường gặp khó khăn về tiền bạc.
Do đó, ông Trump quyết định rằng chìa khóa để đạt được kế hoạch hòa bình của Mỹ-Ả Rập là cắt đứt dòng tiền đối với các đối thủ. Đó là một sự kiện ít được ngờ tới bởi Saudi Arabia, UAE và thậm chí cả Qatar, đều bắt đầu ủng hộ các khoản viện trợ cho Cơ quan Palestine vài tuần trước đó.
Với hành động này của Donald Trump, Chính quyền Palestine và Chủ tịch Mahmoud Abbas cảm thấy họ đang bị bóp nghẹt trong một cuộc phong tỏa của Mỹ và Ả Rập, khiến Abbas chỉ có ba lựa chọn sau:
Một là: Chính quyền Palestine nhận thấy sau lưng mình là bức tường và Chủ tịch Mahmoud Abbas không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận "thỏa thuận của thế kỷ".
Người Palestine đã cương quyết chống lại quyết định của Mỹ trao Jerusalem cho Israel
Hai là: Đối mặt với nguy cơ bị lật đổ bởi các nhà lãnh đạo còn lại của Palestine và bị thay thế bằng một người kế nhiệm “có thể làm việc được” với chính quyền Washington, Cairo, Riyadh và Abu Dhabi.
Ba là: Tung ra nỗ lực cuối cùng chống lại giáo thuyết về đấu tranh vũ trang của cựu Chủ tịch Yasser Arafat trước đây, tức là, hiện nay, Palestine sẽ không chỉ chống lại Israel (như trước đây), mà còn chống lại cả Hoa Kỳ.
Ông Abbas đã lựa chọn con đường thứ ba khi chỉ ra rằng, người Palestine không thể đánh mất Jerusalem và sẵn sàng chấp nhận chiến tranh, khi thách thức Tổng thống Trump trong một bài phát biểu đầy giận dữ, mà ông đã tuyên bố tại Cairo vào ngày 17 tháng 01.
Ông đã hét to rằng, “Jerusalem sẽ là một cánh cửa mở rộng chào đón hòa bình ‘khi và chỉ khi’ nó là thủ đô của Palestine; ngược lại, nó sẽ là một cánh cổng mở ra địa ngục chiến tranh, gây mất an ninh và bất ổn trong khu vực! Và ông Trump sẽ phải chọn”.
Tối hậu thư cứng rắn của nhà lãnh đạo Palestine trao cho Tổng thống Hoa Kỳ đi kèm với tin đồn rằng một số người thân cận của ông bắt đầu đã bắt đầu bị chính quyền Donald Trump lôi kéo vào âm mưu lật đổ ông Abbas khỏi chức vụ Chủ tịch của PA.
Trong thời điểm này, nhà lãnh đạo Palestine cảm thấy mình bị trói buộc bởi hai trở ngại chính: Thứ nhất là thiếu tiền để duy trì hoạt động và tìm kiếm người ủng hộ; Thứ hai là tuổi tác của ông đã cao. Ở tuổi 82, ông Abbas có thể chọn một phương án thứ tư là chủ động “tự nguyện nghỉ hưu” và lựa chọn một nhà lãnh đạo trẻ hơn có đường lối giống mình.
Nhà lãnh đạo này có thể giàu nhiệt huyết hơn, kiên định hơn và quan trọng là có nhiều thời gian hơn ông trên con đường gian khổ để thành lập một Nhà nước Palestine thỏa mãn những yêu cầu của người dân nước này.
Theo Đất Việt