Theo đó, qua đo đạc xác định, khối gỗ nu hóa thạch nặng 140kg, cao 70cm và cần tới ít nhất 4 người mới có thể di chuyển. Hiện nay, anh Lộc đã cho gia công một phần nhỏ trên bề mặt khối gỗ nu này.
Qua đó, phát lộ vân nu có màu đớm hồng, trắng đen, được cho là một màu quý trong dòng gỗ hóa thạch.
Theo chủ nhân, khối gỗ nu này có thể đã trải qua các điều kiện tự nhiên rất đặc biệt để hóa thạch. “Đây là khối gỗ nu hóa thạch do tôi sưu tầm, mua lại. Điều độc đáo của nó là giữ được màu da của khối nu, màu gỗ không bị biến dạng khi hóa thạch”, anh Lộc nói.
Được biết, gỗ nu là phần thương tật của cây gỗ, nó có vân và màu sắc tự nhiên, khác biệt so với cây gỗ chủ. Nu gỗ hay còn được gọi là núm, nụm. Khi cây gỗ bị thương tật như do sâu mọt, bị chặt chém, sét đánh… thì cây gỗ sẽ dồn dinh dưỡng để chữa lành vết thương, tạo nu gỗ.
Khối gỗ nu hóa thạch nặng 140kg cực hiếm của anh Huỳnh Hữu Lộc ở Nha Trang |
Gỗ nu cực kỳ quý hiếm và đắt tiền bởi không phải cây gỗ lớn nào cũng cho nu, hình thành nu gỗ. Theo quan niệm dân gian, nếu ai sở hữu gỗ nu thì sẽ gặp may mắn, hanh thông.
Trong khi đó, gỗ hóa thạch có nguồn gốc từ những cây rừng nguyên sinh, khi bị tác động của núi lửa phun trào những thân gỗ không bị cháy mà bị chôn vùi trong nham thạch với thời gian hàng triệu năm, trong quá trình phát triển của địa chất dần dần biến thành than đá.
Trong trường hợp gặp điều kiện thuận lợi như trong đất có dung dịch Silic thì nó sẽ tẩm vào các thớ của cây, khiến cho cây cứng như đá. Độ cứng của gỗ hóa thạch tương đương với mã não.
Tại Việt Nam thì có 2 vùng thường xuất hiện gỗ hóa thạch đó là Lạng Sơn và Tây Nguyên. Cụ thể, ở Tây Nguyên cách đây từ 4 đến 12 triệu năm, các trận núi lửa tràn qua các rừng cây và chôn vùi hầu hết những cánh rừng này. Trong dung nham của núi lửa có Silic.
Màu gỗ không thay đổi, biến dạng khi hóa thạch của khối nu hiếm |
Vân nu có màu đớm hồng, trắng đen sau khi mài đi một phần nhỏ trên bề mặt |
Một số cây không bị đốt cháy mà được tẩm loại dung nham này nên biến thành gỗ hóa thạch. Ngày nay, người ta thường tìm thấy nhiều gỗ hóa thạch ở trong các lớp bùn đỏ sau mỗi trận mưa hoặc lũ.
Tại mỏ than Na Dương (Lạng Sơn) – được xem là vùng than đá khá đặc biệt, đó là loại than lửa dài, bởi khi đốt lên thì ngọn lửa dài hơn các loại than thông thường khác. Trong các vỉa than đá này xuất hiện rất nhiều cây gỗ không biến thành than mà đã hóa thạch. Trong đó, có những cây đường kính rất lớn và cao đến vài mét.
Gỗ nu được cho là đắt đỏ, còn gỗ nu hóa thạch thì còn cực hiếm |
Theo Dân Trí