Chương trình Apollo được xem là thắng lợi to lớn nhất của Mỹ trong cuộc đua không gian với Liên Xô.
Ông Dmitry Rogozin, giám đốc cơ quan hàng không quốc gia Nga Roscosmos, hôm 24-11 nói rằng họ sẽ kiểm tra xem liệu sứ mệnh Apollo 11 có đúng hay không.
Khi được hỏi liệu các phi hành gia Mỹ có thật sự đặt chân lên mặt trăng trong khuôn khổ sứ mệnh Apollo 11 hay không, ông Rogozin tươi cười trả lời rằng: "Chúng tôi đã lập ra một nhiệm vụ để bay và kiểm tra xem họ có thật sự đặt chân lên mặt trăng hay không. Họ nói là họ đã từng vì thế, chúng tôi sẽ kiểm tra".
Nhiều người khẳng định sứ mệnh Apollo 11 (1969) đưa phi hành gia Mỹ lên mặt trăng là một màn kịch. Ảnh: NASA
Tuần này, Roscosmos tuyên bố sẽ triển khai sứ mệnh đưa phi hành gia Nga lên mặt trăng sau 2030. Theo Roscosmos, họ sẽ làm việc với Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) về khái niệm trạm quỹ đạo mặt trăng.
Trước đó, vào đầu tháng 11, ông Dmitry Rogozin cho biết Nga đang cân nhắc thiết lập một trạm viếng thăm dài hạn cho con người trên mặt trăng và nghiên cứu nó với sự hỗ trợ của robot.
Theo thuyết âm mưu xoay quanh chương trình đặt chân lên mặt trăng Apollo 1969, những hình ảnh, video và tài liệu liên quan đến hành trình này đều là giả.
Theo một cuộc khảo sát hồi tháng 6, gần 57% người Nga tin thuyết âm mưu nói trên. Ở Anh, một cuộc khảo sát được thực hiện vào năm 2016 cho thấy khoảng 52% người dân nước này tin điều tương tự. Theo cuộc khảo sát được Trung tâm Nghiên cứu Pew (Mỹ) thực hiện vào năm 2013, 7% công dân Mỹ nghi ngờ sứ mệnh Apollo 11.