Trao đổi bên lề sự kiện đón tiếp các đơn vị giáo dục Anh của Đại sứ quán Anh tại Hà Nội mới đây, trả lời câu hỏi của PV về đề xuất đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai (bên cạnh tiếng Việt), Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết đang triển khai mạnh nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh, và “chương trình dạy học tiếng Anh phải rẻ, dễ, nhưng vẫn phải chất lượng”.
Tôi dự tính sẽ mời họ làm khảo thí tiếng Anh cho chương trình dạy và học tiếng Anh của Việt Nam, vì như vậy sẽ vừa giảm được chi phí đầu tư của nhà nước, đồng thời chất lượng của ta cũng sẽ được quốc tế công nhận. Đây là nội dung mà sắp tới chúng tôi sẽ đẩy mạnh với trọng tâm đó là làm sao phải "quốc tế hóa" giáo dục Việt Nam chứ người Việt không cần phải ra nước ngoài để học quốc tế”.
Người Việt gia tăng "tị nạn" giáo dục
Trước đó, theo số liệu của Bộ GD&ĐT, năm 2017 Việt Nam có hơn 100.000 du học sinh đang học tập ở nước ngoài, trong đó hơn 90% là tự túc.
Còn theo báo cáo “Học tập cho tương lai” (Learning for life) do do HSBC công bố, bình quân mỗi năm người Việt tiêu tốn khoảng 1,8 tỷ USD cho con đi du học, bằng 1% GDP. Theo bản báo cáo, qua quá trình khảo sát cho thấy, nhiều bậc cha mẹ đặt kỳ vọng cao về mặt giáo dục cho con cái. Hơn 50% phụ huynh cho rằng bằng tốt nghiệp đại học là chuẩn tối thiểu cần phải có để con cái họ có thể đạt được những mục tiêu quan trọng trong cuộc đời.
Nhiều phụ huynh khi được hỏi đã thẳng thắn cho rằng nên cho con cái đi du học bởi qua đó du học sinh mới có thể học tập được kiến thức, kỹ thuật, tiếp thu những tinh hoa văn minh của nhân loại. Thực tế, nhiều người còn coi du học là “cửa sinh” khi lựa chọn con đường đi cho tương lai của con em mình trong khi cho rằng môi trường giáo dục trong nước đang “rối bời” và không đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao.
|