|
Đó là theo lời Bộ trưởng Lục quân Mỹ Mark Esper. Ông nói thứ vũ khí khủng khiếp này sẽ “mở cửa” cho các binh chủng khác đè bẹp đối phương trước khi họ có cơ hội bắn lại hải quân, không quân và thủy quân lục chiến Mỹ cùng “hội tụ” ở khu vực.
Tạp chí Task&Purpose dẫn lời ông Esper nói rằng khẩu siêu đại bác có thể được đặt bên bờ Biển Đông, nhắm tới mục tiêu cách nó gần 2.000km. Theo lời ông Bộ trưởng Lục quân Mỹ, pháo có thể phá hủy các tàu chiến Trung Quốc và các mục tiêu quân sự khác trên các đảo ở Biển Đông, phá hủy hệ thống phòng không, radar, các tên lửa chống hạm và thậm chí là căn cứ không quân. Việc phá hủy các cơ sở nói trên trong chiến tranh cho phép không quân, hải quân và lực lượng mặt đất của Mỹ xâm nhập khu vực và giành lại từ tay Trung Quốc.
Vậy đâu sẽ là nơi siêu đại bác được triển khai? Bán đảo Philippines ở bờ phía Đông của Biển Đông, đặc biệt là trên các đảo Palawan và Luzon. Năm 2016, quân đội Mỹ đã triển khai các dàn phóng tên lửa trên xe tải HIMARS tới Philippines để tập trận với quân đội nước này. Một siêu đại bác đặt trên đất Philippines có thể bắn tới các thực thể mà quân đội Trung Quốc tạo dựng trên một số vị trí thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép, bao gồm các căn cứ không quân trên đá Su Bi, và đá Vành Khăn.
|
Xe dàn phóng HIMARS tập trận trên đất Philippines hồi năm 2016 |
Từ đảo Palawan, siêu đại bác có thể tấn công toàn bộ đảo Hải Nam, nơi Trung Quốc đặt căn cứ tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo hạt nhân, và thậm chí là một số nơi thuộc Trung Quốc đại lục.
Tuy nhiên, công chúng vẫn còn biết rất ít về khẩu siêu pháo mới ra đời của lục quân Mỹ, ngoài việc chúng có thể dễ dàng vận chuyển và có tầm bắn gần 2.000km. Chưa rõ cơ chế hoạt động của khẩu pháo, tốc độ bắn và cỡ đạn bao nhiêu. Lục quân Mỹ nói súng “có thể di chuyển” nhưng thông tin này cũng chưa rõ ràng. Có một tiết lộ trong các bình luận của Bộ trưởng Esper: dù khẩu súng này như thế nào, điều chắc chắn là nó có thể bắn các mục tiêu di động, bắn các tàu trong hạm đội của Trung Quốc.
Tầm bắn gần 2.000km là con số rất khủng khiếp, nếu so với các pháo thông thường trong quân đội Mỹ hay Nga, hay cả Trung Quốc, với tầm bắn tối đa chỉ đạt 400km.
“Tôi nghĩ nếu các bạn nhìn sang quân đội Nga và tính số lượng, sẽ thấy họ có chút lợi thế”, tướng John Murray, tư lệnh Bộ tư lệnh Tương lai của Lục quân Mỹ, nói với tạp chí Defense One.
“Chất lượng, chúng ta đứng đầu, nhưng về tầm bắn, họ đã phát triển một số năng lực thực sự vượt qua tầm bắn chiến thuật của các khẩu pháo chúng ta”, ông nói.
Để giải quyết vấn đề này, lục quân Mỹ đã tập trung phát triển cái gọi là đại bác tầm xa chiến lược (SLRC), lớn hơn rất nhiều so với một khẩu đại bác thông thường nhưng vẫn có thể dùng các loại đạn pháo phản lực mà lục quân Mỹ đang sử dụng.
“Tôi không muốn đơn giản hóa mọi thứ, nhưng khẩu pháo này lớn hơn mọi khẩu pháo khác”, đại tá lục quân John Rafferty nói với tạp chí Breaking Defense.
Các tên lửa hải đối bờ Tomahawk của hải quân Mỹ có thể bắn hiệu quả ở khoảng cách 1.300-1.500km. Nhưng điều này không hiệu quả nếu quân đội Mỹ ở một vùng đất cách xa nước Mỹ, nơi hiện lục quân Mỹ phải dựa vào không quân để tấn công tầm xa.
Theo Tiền Phong