>> “Chặt chém” từ nước uống đến phòng nghỉ
>> Tai nạn chết 7 người ở vườn thú lớn nhất thế giới
>> Đời sống về đêm của những “chân dài lạc bước” ở bar
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, số trẻ em phải nhập viện tăng hơn 50% so với các mùa khác (từ 2000 lên 3000 trẻ em/ngày).
Bệnh nhi tăng đột biến vào giai đoạn chuyển mùa
Theo một cán bộ của bệnh viện này, mùa hè năm nay có nhiều trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch, biến chứng viêm phổi vì nắng nóng và sức đề kháng yếu.
Tương tự, tại Khoa nhi (Bệnh viện Bạch Mai) các buồng bệnh phải nằm ghép giường do trẻ em đến khám chữa bệnh tăng đột biến. Bác sỹ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho biết, mấy ngày nắng nóng trung bình mỗi ngày Khoa nhi khám cho trên 200 lượt trẻ, có ngày đông lên đến trên 350 trẻ, tăng gấp 2 so với những ngày thường.
Phần lớn trẻ em mắc các chứng bệnh sốt xuất huyết, tiêu chảy…Cũng theo bác sỹ Dũng, có những đêm Khoa Nhi tiếp nhận cấp cứu trên 100 trường hợp, trong khi đó, cả khoa chỉ có 60 giường bệnh nên với trẻ nhỏ, các bác sỹ phải ghép tới 3 - 4 cháu nằm/giường.
Bác sĩ Nguyễn Thúy Lan, Trưởng khoa hô hấp Nhi, Bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội cho biết, gần đây, mỗi ngày có khoảng 100 trẻ phải nhập viện vì các bệnh do thời tiết thay đổi như hen suyễn, sốt siêu vi, viêm phổi.
Thông thường, vào những mùa khác, số lượng trẻ đến bệnh viện chỉ khoảng 60-70 người. Theo vị bác sĩ này, trong số bệnh nhi nhập viện, số trẻ nhỏ, dưới 1 tuổi chiếm khá nhiều. Lý giải nguyên nhân trẻ em ồ ạt nhập viện, bác sĩ Thúy Loan cho biết, thời tiết chuyển từ lạnh sang nóng khiến cơ thể trẻ nhỏ không thích nghi kịp.
Hơn nữa, nhiều ông bố bà mẹ vẫn sợ con bị lạnh nên không mặc đồ phù hợp với thời tiết khiến dẫn trẻ dễ bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, giai đoạn đầu hè cũng là môi trường thuận lợi cho các loại virus phát triển. Trong khi đó sức đề kháng của trẻ nhỏ rất yếu. Chính vì thế khả năng nhiễm bệnh sẽ tăng cao.
Trao đổi với báo chí, bác sỹ Lê Thanh Hải, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Năm nay số trẻ em nhập viện tăng đột biến so với năm ngoái.
Các bệnh trẻ hay mắc phải do thời tiết là viêm đường hô hấp và rối loạn tiêu hóa với những biểu hiện như sốt, ho, tiêu chảy…Cũng theo bác sĩ Hải, thời điểm chuyển mùa, bố mẹ cần theo dõi thời tiết để chọn quần áo phù hợp cho bé. Bởi khi hoạt động, mồ hôi ra nhiều sẽ ngấm ngược vào cơ thể khiến trẻ dễ mắc bệnh.
Hơn nữa, khi trẻ bị mắc một trong các chứng bệnh thường gặp do giao mùa, việc điều trị phải theo chỉ dẫn của bác sĩ, các bậc phụ huynh không được tự ý mua thuốc về điều trị cho trẻ.
Không nhất thiết cái gì cũng đến bệnh viện
Bác sĩ Lê Thanh Hải cho biết, thời gian gần đây, nhiều trẻ mặc dù bị muỗi đốt, da mẩn ngứa các bậc phụ huynh tưởng nhầm là bệnh tay chân miệng đưa đi khám cũng khiến cho bệnh viện quá tải.
Việc những ông bố bà mẹ đưa trẻ đi khám khi thấy có biểu hiện lạ là chuyện bình thường nhưng họ cũng cần quan sát, theo dõi trẻ và cập nhật kiến thức về các chứng bệnh. Tránh tình trạng đi khám vô tội vạ gây quá tải vì bệnh viện và tốn tiền cho chính mình.
Các bệnh viện tại TP HCM cũng quá tải
Theo thống kê của bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. HCM), mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận khoảng 5.000 - 6.500 bệnh nhi đến khám. Số bệnh nhi nhập viện điều trị nội trú lên tới 1.300 - 1.400 trẻ. |
Theo Nguoduatin