Quân đội Triều Tiên-những con số khủng

Thứ năm, 24/05/2012, 21:49
Quân đội Triều Tiên là lực lượng quân sự lớn, đứng thứ 4 thế giới về quân số với 1,2 triệu người trên tổng số 23,5 triệu dân.  


>> Đài KBS: Triều Tiên đã sẵn sàng cho thử hạt nhân
>> “Hải tặc” Triều Tiên thả một số ngư dân Trung Quốc
>> Trung Quốc gây sức ép lên Triều Tiên

Chi tiêu quốc phòng hàng năm chiếm 15-16% ngân sách quốc gia (năm 2003 là 1,6 tỷ USD, năm 2009 là hơn 2 tỷ USD). Quân dự bị hơn 5 triệu người và nguồn dự bị động viên cả nước hơn 6 triệu người. Thời hạn phục vụ nghĩa vụ quân sự đối với lục quân là từ 8-10 năm, không quân từ 5-6 năm, hải quân từ 6-8 năm.

Cả nước chia thành 6 quân khu. Bộ binh có 900.000 lính và sĩ quan, 15 quân đoàn, 67 sư đoàn và 75 lữ đoàn. Trang bị gồm 3.500 xe tăng, 2.600 xe bọc thép, 10.000 khẩu pháo. Không quân có 90.000 người, 6 sư đoàn (mỗi quân khu có 1 sư đoàn), 1.100 máy bay chiến đấu các loại, hơn 300 trực thăng và 70 sân bay. Phòng không có 350 tổ hợp. Hải quân có 2 Hạm đội với tất cả 10 hải đoàn, quân số 80.000 người, 400 tàu mặt nước, khoảng 100 tàu ngầm, hơn 200 tàu tên lửa.

Vũ khí và thiết bị chiến đấu của Quân đội nhân dân Triều Tiên chủ yếu được sản xuất ở Liên Xô và Trung Quốc và phần lớn lỗi thời như tăng T-34, T-62, tiêm kích MiG-17, MiG-19.

 


Bộ binh Triều Tiên rất đông và mạnh.
 

Ở Triều Tiên có những đơn vị phi công cảm tử, được đặt dưới sự chỉ đạo của Tư lệnh tối cao quân đội Triều Tiên. Tất cả các quân binh chủng của lực lượng vũ trang Triều Tiên đều thành lập các đơn vị đặc biệt, số lượng của các đơn vị này ước tính khoảng 200.000 quân nhân được đào tạo bài bản và trang bị hoàn chỉnh.

Trong số 200.000 người đó có khoảng 60.000 được biên chế vào những đơn vị đặc biệt tinh nhuệ, chỉ phục tùng mệnh lệnh của Tư lệnh tối cao. Theo đánh giá của các chuyên gia Mỹ, những đơn vị đặc biệt tinh nhuệ này có chương trình đào tạo đặc biệt, được dạy cách đánh bom, chế tạo vật liệu nổ và các phương pháp hoạt động khủng bố hiện đại.

Sau khi ban hành chính sách “Songun” (quân sự hóa), ban lãnh đạo Triều Tiên tăng cường chú ý tới việc phòng thủ đất nước, hiện đại hóa công nghiệp quốc phòng, phát triển các loại vũ khí, trang bị mới. Triều Tiên thực tế trở thành quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân khi vào các năm 2006 và 2009 tại khu vực phía Bắc, họ tiến hành các vụ thử hạt nhân dưới lòng đất.

Theo đánh giá của chuyên gia Mỹ, Triều Tiên có khoảng 10 đầu đạn hạt nhân. Ngoài các chương trình hạt nhân plutonium, Triều Tiên còn có chương trình làm giàu uranium, mà Bình Nhưỡng chính thức thông báo vào năm 2010.

Chương trình này thực tế được triển khai từ 20 năm trước (từ năm 1990). Họ có 2 nhà máy làm giàu uranium đang hoạt động, đồng thời xây dựng doanh nghiệp chuyên sản xuất lò phản ứng nước nhẹ.

Các chuyên gia hạt nhân Mỹ từng đến thăm nhà máy hạt nhân Yongbyon dự đoán, Bình Nhưỡng có thể tự xây dựng các cơ sở sản xuất chuyên làm giàu uranium. Truyền thông thế giới cũng từng loan báo, Bình Nhưỡng và Tehran ký thỏa thuận bí mật vào năm 2008, theo đó Bình Nhưỡng nhận được 2 tỷ USD cho việc thực hiện các chương trình, trong đó có sản xuất máy li tâm, với điều kiện, uranium được làm giàu ở Triều Tiên sẽ được mang về Iran. Dù chịu lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc, Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục các công việc phát triển chương trình hạt nhân.

Các chương trình tên lửa được Triều Tiên phát triển rất tích cực. Theo ước tính của Mỹ, Triều Tiên có hơn 1.000 tên lửa Scud, trên 300 tên lửa đạn đạo lớp Nodong (tầm bắn 1.300 km) và đang phát triển mạnh loại Taepodong (tầm bắn khoảng 3.000 km và xa hơn).

Theo dữ liệu của Mỹ, Triều Tiên thử nghiệm thành công các công nghệ liên quan đến việc xây dựng các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Những thử nghiệm này được thực hiện trong quá trình phóng tên lửa Taepodong-1 và Taepodong-2.

CHDCND Triều Tiên cũng tiếp tục hiện đại hóa cơ sở hạ tầng các căn cứ tên lửa. Ngoài các bãi thử tên lửa Musudan ở phía Đông, một căn cứ mới được xây dựng ở phía Tây, giáp với Trung Quốc. Theo đánh giá của các chuyên gia, bãi thử mới được xây nhằm tránh các cuộc tấn công có thể của kẻ thù.

Trước khi bị áp đặt các lệnh trừng phạt, Bình Nhưỡng rất tích cực cung cấp tên lửa và công nghệ cho các khách hàng Trung Đông, Nam Á và Bắc Phi. Họ còn hợp tác chặt trong lĩnh vực tên lửa với Iran và Pakistan. Thậm chí là sau khi bị áp lệnh trừng phạt, Bình Nhưỡng vẫn “khôn khéo lách luật” và tiếp tục xuất khẩu vũ khí, tên lửa sang khu vực Trung Đông và châu Phi.

Theo thông tin của tình báo Mỹ, năm 2008, Bình Nhưỡng bán được hơn 100 triệu USD vũ khí, chứng tỏ lệnh trừng phạt không hiệu quả.


Trong sách trắng quốc phòng năm 2010, Hàn Quốc cho rằng Triều Tiên tiếp tục hiện đại hóa lực lượng vũ trang. Đặc biệt, có thông tin cho rằng, các sư đoàn bộ binh lên con số 90. Quân đội Triều Tiên phát triển loại tăng mới Shtorm trên cơ sở tăng T-62, có máy bay trinh sát không người lái và thành lập một sư đoàn tên lửa đạn đạo tầm trung.

Triều Tiên cũng triển khai các lực lượng và phương tiện tăng cường tại các hướng phức tạp nhất, có khả năng xảy ra xung đột quân sự. Đặc biệt, trong hai năm trước khi xảy ra vụ nã pháo trên đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc gần đường giới tuyến phía Bắc, Triều Tiên tăng cường các đơn vị pháo duyên hải. Hoàn thành xây dựng căn cứ quân sự lớn cho tàu chiến đệm khí. Căn cứ này nằm cách bờ biển trên bán đảo của Hàn Quốc 50 km về phía Tây.


Theo số liệu của Hàn Quốc, năm 2010 Triều Tiên tăng cường lực lượng của mình ở khi vực phi quân sự. Tại đó, Bình Nhưỡng triển khai thêm 200 hệ thống pháo phản lực phóng loạt có thể vươn tới Thủ đô Seoul của Hàn Quốc và tập trung ở khu phi quân sự hơn 5.000 đơn vị pháo các loại, 200 xe tăng và các phương tiện chiến đấu khác.

Quân đội Triều Tiên còn sở hữu kho vũ khí hóa học với hơn 50.000 tấn hóa chất và đào tạo hơn 600 chuyên gia-hacker để sẵn sàng tiến hành chiến tranh mạng chống Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản.

 

Theo tin moi

Các tin cũ hơn