Cảnh giác với bọn lừa đảo ở bệnh viện

Thứ bảy, 26/05/2012, 15:12
Bà con nông thôn ra thành phố chữa bệnh thường đi cùng người nhà và họ mang nhiều tiền theo người để điều trị và ăn ở. Biết được điều này nên những kẻ lừa đảo thường nhắm vào đối tượng người bệnh ở xa đến.

>>Việt kiều lừa đảo, dọa cả phóng viên dự tòa
>>Làm sổ đỏ giả từ phôi thật lừa đảo 42 tỷ đồng
>>9 chiêu lừa đảo trên Facebook bạn nên biết
>>Cảnh giác với tin nhắn, cuộc gọi lừa đảo trúng thưởng

Giả làm người đồng cảnh ngộ

Những kẻ này hay đóng giả làm người nhà bệnh nhân đến chăm sóc người bệnh. Người nhà bệnh nhân thường ngồi ở hành lang và chúng trà trộn như những người đồng cảnh. Đồng cảnh lại buồn chán nên người nhà bệnh nhân hay hỏi han, trò chuyện với nhau.

Qua trò chuyện, tâm sự, chúng tìm hiểu họ để tiền mang theo chữa bệnh ở đâu. Ngồi mãi với nhau thành thân và tin, lại hiểu được gia cảnh, nơi cất tiền, chúng bắt đầu giăng bẫy “con mồi”.

Có thể chúng đi đâu đó và gửi người “bạn mới thân” giữ hộ đồ đạc, thậm chí là nhiều tiền vì sợ ra đường bị mất cắp. Bạn thân tin rồi, đêm đến hoặc ngay ban ngày chúng móc túi. Tiền để dưới đệm giường bệnh nhân, chúng vờ vào giúp đỡ chăm sóc hộ rồi nhanh tay cuỗm.

Ở phòng khám đông cũng diễn ra những thủ đoạn tương tự.

Có cả trường hợp chúng giả làm “gái quê” ngơ ngác đến trông người nhà cấp cứu hay mới nằm viện. Bác hay anh nào có nhóm máu “D” định tán tỉnh thì hãy coi chừng.

Đã có trường hợp này xảy ra vì trông bệnh nhân ngoài đương sự còn có người thân khác thay ca. Lúc nghỉ ca cũng là lúc cô gái kia đi tìm quán ăn và họ đi ăn. Tất nhiên, đương sự hí hửng tưởng cô gái cắn câu, ai ngờ đó là lúc đang đi đến gần tai họa.
 

Các đối tượng trộm cắp thường lợi dụng tình trạng bệnh nhân đông đúc để hành sự . (Ảnh có tính chất minh họa)
 

Bọn lừa đảo trong vai diễn đồng cảnh này luôn tỉ tê khuyên bạn cảnh giác với những tên ăn cắp, lừa đảo. Thậm chí chúng còn chỉ ai đó rất nghi nghi hoặc mắng đồng bọn đang đóng vai khả nghi đi chỗ khác. Cuộc cãi nhau nhỏ có thể xảy ra để tăng độ tin cậy.

Bọn lừa đảo dạng này sẵn sàng chia sẻ một mẩu bánh mỳ, điếu thuốc lá với bạn.

Khi trò chuyện với “người đồng cảnh”, bạn cũng nên biết người thân của họ là bệnh nhân nào, đang nằm ở đâu.

Đến chiêu “giúp đỡ”

Khi bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân đi mua thuốc theo đơn của bác sĩ (BS), chúng thường chê nhà thuốc bệnh viện (BV) bán đắt, chúng có chỗ quen bán giá rẻ kèm với lời nói xấu BV như: “Có phải BS bảo mua thuốc ở BV không? Ông ấy xui mình chui đầu vào máy chém đấy vì thầy thuốc với nhà thuốc BV là một. Để tôi chỉ chỗ cho!”.

Bệnh nhân mua thuốc có thể thiếu tiền, chúng sẵn sàng giúp đỡ, ví dụ đơn thuốc hết hơn 1 triệu, bệnh nhân thiếu vài trăm, chúng móc ra cho vay luôn. Khi người bệnh hoặc người nhà tin tưởng là chúng “mắng yêu” rất chân tình rằng bạn ngu ngơ quá chỉ tổ cho kẻ cắp móc hoặc một lúc nào đó cầm cả tập tiền của bạn đi mua thuốc hộ rồi lỉnh.

Dạng giúp đỡ nữa là thương bạn nghèo khổ thật thà, ở quê ra khó khăn nên chúng giúp như quen bác sĩ, biết nhà trọ và dẫn bạn đi. Chúng không tiếc tiền xe ôm cho bạn nếu phải đi đâu đó xa bệnh viện.

Rất nhiều chuyện giúp đỡ xảy ra và người được giúp đỡ cuối cùng trắng tay.

Khi thấy ai nhiệt tình quá rất nên cảm ơn nhưng tiền trong túi mình chớ có đưa cho họ.

 

Theo SKĐS

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn