Đáp:
Trước tiên bạn cần đi khám tại các bệnh viện hay trung tâm y tế để xác định co cứng do nguyên nhân nào, bởi hiện tượng này nếu xảy ra thường xuyên thường không liên quan tới dinh dưỡng . Sau khi xác định được nguyên nhân bạn sẽ được tư vấn để thấy hết hay giảm co cứng.
Riêng ăn uống, về nhu cầu dinh dưỡng của thai kỳ các tháng cuối tăng cao hơn so với quý đầu. So với khi không có thai, bạn cần ăn thêm 2 bát cơm mỗi ngày kèm theo thức ăn hợp lý. Tuy vậy, nếu khi ăn bạn thấy ậm ạch thì nên:
- Ăn các thức ăn chế biến mềm như phở, cháo, súp và chia làm nhiều bữa.
– Ăn thức ăn giàu năng lượng như fomat, uống sữa (kẻ cả sữa đậu nành) hoặc ăn thức ăn nhiều dầu mỡ như thịt có mỡ, vừng, lạc, bơ. Điều lưu ý nữa là bạn nên thay đổi món ăn và cách chế biến để gây cảm giác thèm ăn. Bạn có thể ăn thêm các loại trái cây có thể cung cấp năng lượng và vitamin như chuối, bơ, sầu riêng, mít và các loại khác.
- Các loại thực phẩm cung cấp can xi và vi chất như cá, cua, tôm, nhuyễn thể (ngao, sò, ốc, hến, trùng trục…) vừa là nguồn cung cấp chất đạm và là nguồn cung cấp chất khóang tốt như can xi, kẽm, đồng, Selen…giúp trẻ có khung xương vững chắc, phát triển chiều cao và tăng miễn dịch.
(Lưu ý: không ăn trứng ngỗng 1 quả/bữa vì lượng đạm và chất béo quá tải dẫn tới khó tiêu và tăng đào thải can xi do lượng chất đạm cao hơn nhu cầu/1 bữa)
Chúc bạn có sức khỏe tốt cho một thai kỳ!
Theo Đẹp
Đinh Thị Mười