Khi nào không nên uống sữa hàng ngày?

Thứ năm, 01/09/2011, 00:00
Với một số người, nếu uống sữa hàng ngày có thể gây nên những hiệu ứng tiêu cực nghiêm trọng với sức khỏe cơ thể. Và nó được coi là một thực phẩm không thực sự phù hợp cho những đối tượng sau.

1. Những người đang phẫu thuật dạ dày

Hầu hết trong những loại sữa thông thường đều có sự hiện diện của các trực khuẩn axit lactic. Các khuẩn axit lactic thường lên men ở trong bên đường ruột. Vì thế khi đang phẫu thuật dạ dày với việc áp dụng các thủ thuật y tế công nghệ cao để gây ức chế, gây mê lên các cơ quan bụng sẽ làm cho nhu động đặc biệt trong ruột bị suy yếu và làm trầm trọng hơn sự đầy hơi ở dạ dày.



Vì thế, khi đang tiến hành thủ tục phẫu thuật dạ dày, bạn cần tránh uống sữa vì nó có thể cung cấp khí gây đầy hơi trầm trọng. Thay vào đó, bạn nên sử dụng chế độ ăn có chứa nhiều dung dịch nước như canh cây gai dầu hoặc tinh bột gốc sen sẽ tốt hơn cho sức khỏe lúc này.

2. Những người đang bị hôn mê do xơ gan

Nếu như bạn đang rơi vào tình trạng hôn mê do xơ gan thì cũng không nên uống sữa.

Nguyên nhân là do uống sữa vào thời điểm này sẽ duy trì và làm tăng mức amoniac trong cơ thể. Điều này khiến gan của bạn hoạt động chậm chạp hơn và thậm chí có thể làm gan bị hư hỏng, làm nặng thêm tình trạng hôn mê.

 

3. Những người bị viêm thận cấp
 
Với những người bị viêm thận cấp mà uống sữa hàng ngày cũng sẽ khiến tạo nhiều amoniac cho cơ thể.
 
Thực tế, ngay sau khi cơ thể tiêu thụ những protein cần thiết có trong sữa thì kết quả cuối cùng của quá trình tiêu hóa sẽ tạo nên một sự đa dạng lớn các chất amoniac. Một số lượng lớn các amoniac này trong nhiều trường hợp được bài tiết qua thận.




Tuy nhiên, những người đang bị viêm thận cấp lại luôn có vấn đề với quá trình bài tiết và việc uống sữa hoàn toàn có thể khiến quá trình này bị ảnh hưởng. Vì vậy, những người viêm thận cấp phải kiểm soát một cách chặt chẽ việc tiêu thụ các thực phẩm giàu protein như sữa để giảm gánh nặng cho thận.
Theo Phunutoday

Đinh Thị Mười

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn