Cãi nhau để hôn nhân thêm hạnh phúc

Thứ tư, 31/08/2011, 00:00
Một nhà khoa học Đức đã nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng, không phải chỉ có những câu nói ngọt ngào và những cử chỉ âu yếm mới là cách “hâm nóng” hôn nhân.

Cãi cọ, bất đồng quan điểm đôi khi cũng mang lại tác dụng tốt.


Thông thường trong 3 năm đầu, đời sống vợ chồng tương đối hòa thuận và ít xảy ra mẫu thuẫn. Tuy nhiên, khoảng thời gian sau 3 năm đầu được cho là khoảng thời gian nhạy cảm và dễ xảy ra xung đột.


Nguyên nhân dẫn đến sự xung đột trong đời sống hôn nhân ở khoảng thời gian này chính là do người vợ cảm thấy chồng mình ngày càng vô trách nhiệm trước cuộc sống gia đình hoặc do vấn đề tiền bạc. Về phía người chồng thì lại cho rằng vợ càng ngày càng trở nên khắt khe và dường như những điểm tốt trước kia đã hoàn toàn biến mất.


Rất nhiều cuộc hôn nhân xảy ra cãi cọ thường xuyên và dẫn đến kết cục là hiểu lầm giữa hai bên ngày càng nhiều đến mức không thể giải quyết, dẫn đến hậu quả là cả hai muốn ly thân hoặc ly hôn. 


Nhà khoa học Đức, ông David, cho rằng, nếu hai vợ chồng biết cách “lợi dụng” sự cãi cọ mà điều hòa cuộc sống hôn nhân thì đây sẽ là một loại “gia vị” làm tăng sự viên mãn.


“Khi bạn cãi nhau một lần, bạn nên tìm cơ hội để khen ngợi đối phương gấp 5 lần. Điều này không chỉ cho đối phương hạ nhiệt mà đó còn là một sự cân bằng tâm lý, giúp cho đối phương cảm thấy mình có giá trị, đó cũng là cách để củng cố tình yêu”. 


Cũng thông qua nghiên cứu này, ông David đưa ra vài gợi ý giúp cho những cãi vã trở nên nhẹ nhàng hơn:


- Giận dỗi, hờn ghen để thêm “gia vị” cho tình cảm giữa hai người. Tuy nhiên không được quá đà. Nếu sau khi xảy ra cãi cọ, bạn nhận thấy mình sai thì hãy xin lỗi đối phương đầy thành ý, để đối phương hiểu rằng bạn không hề có ý muốn nói những câu khiến cho cả 2 cùng buồn như thế.


- Khi cãi nhau, tuyệt đối tránh để cho bố mẹ hoặc họ hàng hai bên biết chuyện. Hơn nữa, không nên buông lời cãi cọ nhau trước mặt hàng xóm hoặc người ngoài. Nếu bạn hoặc chồng của bạn bị quát hoặc bị trách móc ngay trước mặt người thứ 3 thì đó sẽ là một cái tát nặng nề vào mặt và điều này chạm đến lòng tự ái của bạn hoặc anh ấy.


- Sau khi bình tĩnh trở lại, hai người có thể nói chuyện với nhau thẳng thắn trên quan điểm “cái gì đúng” chứ không phải “ai đúng”.


- Không nên làm tình hình trở nên quá căng thẳng, nếu đối phương đã tỏ ra nhượng bộ và có thành ý làm lành thì tốt nhất là bạn nên có thái độ hợp tác.


- Không nên đập vỡ đồ đạc trong lúc cãi nhau.


- Đôi chút giận hờn sẽ tạo ra điều mới lạ thu hút cả hai người. Tuy nhiên, phải biết tạo ra sự giận hờn như thế nào là vừa đủ, giống như tạo ra khoảng cách vừa đủ cho hai người ham muốn được chạm vào nhau.(Nguồn: PC)

Theo Dân Trí

Đinh Thị Mười

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn