Điều trị đa nang buồng trứng

Thứ ba, 06/09/2011, 00:00
Chào bác sĩ! Em 29 tuổi, đã có gia đình 12 tháng. Vợ chồng em rất muốn có con, nhưng em bị buồng trứng đa nang. Hiện tại, em đang điều trị. Bác sĩ đã tiêm thuốc 2 lần cho em, mỗi lần cách nhau một tháng.

Ảnh: Internet

Thuốc bác sĩ đã tiêm cho em có tên là Zoladex, mỗi lần tiêm 4 ống. Xin cho hỏi, Zoladex có tác dụng gì, có hỗ trợ có con sớm không? Cám ơn bác sĩ. (bocau1284 )

Trả lời:

Bồ Câu thân mến,

Vợ chồng em cưới nhau 12 tháng nhưng vẫn chưa mang thai thì được gọi là hiếm muộn 1 (không sống xa nhau). Như vậy, vợ chồng em nên khám chuyên khoa hiếm muộn để được chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp. Với buồng trứng đa nang (BTĐN) biểu hiện thường thấy là mụn trứng cá, rậm lông, vô sinh, vô kinh, béo phì, siêu âm thấy hình ảnh buồng trứng đa nang.

Quan điểm điều trị BTĐN hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng và điều trị dự phòng các biến chứng lâu dài.

Mục tiêu chung của việc điều trị BTĐN hiện nay bao gồm:

- Thay đổi lối sống để có thể duy trì cân nặng ở mức bình thường. Do béo phì sẽ làm nặng thêm các rối loạn trong BTĐN, biện pháp ăn kiêng, vận động để kiểm soát cân nặng và chống béo phì đóng vai trò rất quan trọng trong điều trị. Các biện pháp giảm cân thường được sử dụng là ăn kiêng, tập thể dục, uống metformin và các thuốc giảm cân. Đây cũng được xem là những biện pháp cơ bản để làm giảm các rối loạn về chuyển hóa, kiểm soát sự phát triển của hội chứng BTDN và các nguy cơ lâu dài có thể có.

- Gây phóng noãn để điều trị vô sinh. Có nhiều phác đồ gây kích thích phóng noãn khác nhau, trong đó có thể sử dụng gonadotropins để kích thích phóng noãn (Zoladex). Tuy nhiên, nên dùng liều thấp và tăng dần. Việc sử dụng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và có sự theo dõi chặt chẽ.

- Bảo vệ nội mạc tử cung khỏi tác dụng liên tục của estrogen mà không có progestin đối kháng.

- Giảm triệu chứng cường androgen, giảm sản xuất androgen và giảm nồng độ androgen trong máu.

- Tránh các tác động của tình trạng tăng insulin máu lên nguy cơ bệnh tim mạch và tiểu đường về lâu dài.

Theo PNO

Đinh Thị Mười

Các tin mới hơn

Các tin cũ hơn